Ngày nay, người ta biểu diễn điệu Tango của Argentine tại Paris và vũ điệu Salsa của Cuba tại Los Angeles. Dân Trung hoa xếp hàng để ăn Hamburger của Mc Donald tại thành phố Bắc kinh. Bánh ḿ ổ Parisien đă thu hút biết bao khách hàng ở Tây Phi. Tại Bombay những con chiên có thể theo dơi trực tiếp những chuyến du hành của Đức giáo hoàng trên những đài truyền h́nh. Và tại nhiều nơi trên thế giới, cùng một thời điểm, người ta đă khóc thương công nương Diana…
Đă không c̣n ranh giới, đă không c̣n những nét biệt lập, dặc thù của từng địa phương, dân tộc? Tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ và Gia Nă Đại, khách du lịch có thể cảm thấy nhàm chán trước những cảnh phố xá khác tên nhưng đồng dạng. Và trong các phi trường quốc tế, với cách thiết kế chuẫn mực của những cửa hàng , bảng hiệu cùng với hệ thống điều ḥa không khí, nhiều khi khách hàng không phân biệt được họ đang ở miền nhiệt đới hay đang ở xứ tuyết lạnh; ở Úc châu hay Mỹ châu…Sự toàn cầu hóa đang đồng nhất hóa lối sinh hoạt, cách tiêu thụ, ngay cả cách kiến trúc của các dân tộc trên khắp mọi nơi trên thế giới? Có nghĩa là song song với tiến tŕnh hoàn cầu hóa về kinh tế, những nền văn hóa độc lập đang có nguy cơ đi vào chung một khuôn lơi để mất dần bản sắc dân tộc đặc trưng của ḿnh??? Đối với rất nhiều người, toàn cầu hóa đồng nghĩa với Mỹ hóa , Âu hóa; và tiến tŕnh của hoàn vũ hóa sẽ đưa đến một chủ nghĩa độc văn hóa. Sắc thái đa dạng phong phú của nền văn hóa nhân loại hiện nay sẽ dần dần bị thoái hũy. Đây là mối ưu tư của nhiều dân tộc thiểu số, các nước nhược tiểu trước sự bành trướng nhanh chóng của các sản phẩm văn hóa Tây phương đặt biệt là Hoa Kỳ. Họ e sợ rằng con em họ sẽ chịu ảnh hưởng Tây phương mà chối bỏ cỗå tục dân tộc, chẳng hạn như dân Esquimo đă rời bỏ igloo để sống trong những căn nhà lưu động, họ di chuyển bằng motoneige thay v́ bằng raquette. Nhiều người cũng đă đặt câu hỏi rồi số phận của nền văn hóa Indien dAmazonie hay của sắc dân Népal sẽ ra sao với tiến tŕnh toàn cầu hóa
Mặt khác, cũng có nhiều học giả đưa ra những luận điểm rất lạc quan. Đối với họ, trong tinh thần hoàn cầu hóa, sự xúc tiếp tương giao giữa các luồng văn hóa chỉ khiến cho nền văn hóa quốc gia đượm thêm nhiều màu sắc phong phú hơn nhưng vẫn giữ được nét đặt thù dân tộc. Đa số các quốc gia khối Á châu, điễn h́nh là Nhật bản và Nam hàn, đều có ư niệm phấn chấn về sự giao lưu, tiếp cận văn hóa. Các nhà cầm quyền bản xứ hô hào, cổ vơ sự tham gia tích cực của toàn dân vào phong trào toàn cầu hóa để kịp sánh bước với thế giới. Và một trong những biện quả là việc xử dụng Anh ngữ như một ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng mẹ đẻ. Trên diễn đàn Going global in New Millenium của tờ báo The Korea Time có một phát biểu đầy phấn khởi: người Đại hàn không cần sợ bị mất sắc thái văn hóa của ḿnh, họ nên sợ mất cơ hội thưởng thức các nền văn hóa khác. (The Koreans need not fear losing their cultural identity . Rather, they should fear losing the chance of enjoying other cultures). Thái độ tích cực của khối Á châu có thể cũng dễ hiểu, tinh thần Á châu thường vọng ngoại và nhất là nền văn hóa Á châu có một gốc rễ sâu xa với một diện mục tinh túy riêng biệt, thường là đề tài ngưỡng mộ của Tây phương, khó mà bị pha nhập và đồng hoá vào văn hóa Tây âu.
Nói tóm lại, những quan điểm đối lập trên cho thấy rằng lănh vực văn hóa rất được quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Trong các diễn văn về toàn cầu hoá văn hóa, h́nh ảnh công dân toàn cầu trong ngôi làng toàn cầu (village global) với nền văn hóa đồng quy thường được đưa ra. Thực chất, nền văn hóa toàn cầu chỉ là một loại văn hoá tiêu thụ, giới hạn , cao về giá trị vật chất. Về mặt tinh thần, nền văn hóa này không thể so sánh được với ư nghĩa văn hóa sắc bản của mỗi dân tộc.Nền văn hóa dân tộc, theo định nghĩa của E.B.Taylor là một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cũng như mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xă hội tiếp thụ được. Toàn cầu hoá luôn gắn bó với lịch sử chủng loại nhưng đă chưa bao giờ xoá mờ được sắc thể đa diện phong phú của văn hóa nhân loại dù qua bao thăng trầm. Từ vài thập niên nay, hoàn vũ hóa đă có một bước nhảy vọt mang theo khuynh hướng nhất thể hóa về văn hóa. Nhưng đồng thời trên thế giới, luôn luôn hiện hữu những ư chí đề kháng, bảo vệ và phát huy căn tính dân tộc . Theo các nhà xă hội học, văn hóa với tất cả ư nghĩa sâu sắc của nó sẽ không bao giờ bị đồng nhập vào cùng một khuôn mẫu, ngoại trừ trường hợp các dân tộc thiểu số sống ngoài lề thế giới. Mặc dù thế, cả địa cầu ngày nay đều đặt biệt lưu tâm đến vấn đề văn hóa. Khẩu hiệu « phát huy tánh đa dạng của nền văn hóa thế giới » luôn luôn được nhắc nhở và đang là đề tài của bao khảo luận quốc tế. Động lực chính của mối quan tâm này phát nguồn từ sự tương quan mật thiết giữa văn hóa và kinh tế trong hội cảnh toàn vũ hóa.
Khoảng từ 50 năm nay, những trao đổi văn hóa đă gia tăng nhanh chóng và mạnh mẽ đưới mọi dạng và ngày càng ḥa nhập vào thương trường kinh tế. Những tác phẩm trên các địa hạt hội họa, văn chương, điện ảnh trởû thành các món hàng thương mại và là nguồn lợi nhuận đáng kể của các thương gia thức thời. Sự tiến triển siêu nghệ của các công cụ truyền thông như hệ thống vệ tinh, câbles, băng điă, hệ thống truyền thanh, truyền h́nh, điện thoại, máy vi tính cùng với phương tiện vận tải tân kỳ đă là khởi điểm của ngành thương mại văn hóa. Các nhà kinh doanh đă khôn ngoan ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để biến các sản phẩm văn hóa thành những hàng hóa thương mại xâm nhập thị trường thế giới. Từ khi bức tường ô nhục bị sụp đổ, chủ nghĩa tân tự do (néo liberal) đă len lỏi vào các nước cộng sản. Từ đây cả thế giới cùng nhau chia xẻ những giờ phút giải trí đồng điệu với những phim ảnh, âm nhạc, kịch nghệ phát nguồn từ một ḷ sản xuất: Hoa kỳ. Có thể nói hiện nay, sản phẩm văn hóa đại chúng Mỹ quốc đang tràn ngập trên tất cả ngơ ngách toàn vũ trụ. Đặc biệt trên lảnh vực điện ảnh, truyền h́nh, Hoa kỳ là một nước nắm nhiều ưu thế khiến nước Mỹ hầøu như không có đối thủ trên thị trường cạnh tranh.
Trước hết, với dân số đông đảo, chỉ cần sự ủng hộ của khán giả trong nước, ngành điện ảnh Hoa kỳ cũng thâu đủ lợi tức.
Mặt đa văn hóa của xă hội nước Mỹ khiến cho các sản phẩm giải trí đễ dàng được quần chúng thế giới đón nhận. Hoa kỳ là một trong những nước tiến hóa nhất thế giới về mặt kỹ thuật, lại thêm ngân khoản đầu tư dồi dào dễ dàng thực hiện được những tác phẩm cầu kỳ tinh xảo thu hút quần chúng .
Hoa kỳ cũng vượt xa nhiều quốc gia khác về kỹ thuật quảng cáo, phổ biến và phân phối món hàng của họ.
Và toàn cầu hóa với thỏa ước tự do mậu dịch đă như là làn gió thổi lan các sản phẩm văn hóa Hoa kỳ đi khắp mọi nơi. Sau đây là một vài con số chứng minh thế thượng phong của nước Mỹ trong ngành công nghệ văn hóa :
-Hiện nay phim Mỹ chiếm hơn 80% lợi tức thâu được ở các rạp chiếu bóng Âu châu. Trong khi phim Âu châu chỉ khai thác được 1% lợi tức ở Mỹ.
-Phim Pretty woman (1990) đă trở nên một phim ăn khách nhất trong lịch sử của Suède và Israel vài tuần sau khi phim này xuất hiện ở màn bạc.
-Ở Brésil, 99% tổng số phim chiếu trên màn ảnh tivi xuất phát từ nước ngoài, đại đa số từ Holywood.
Và tại nhiều nước nghèo đài truyền h́nh địa phương rất giới hạn, nhiều khi chỉ có một đến vài lần một tuần, những khoảng trống c̣n lại đươc các chương tŕnh Mỹ khai thác.
-Tại Gia nă đại, t́nh thế cũng không khả quan hơn, phim trong nước chiếm 2%, phim Hoa kỳ thực sự lấn át với tỷ số 96%.
Không riêng ǵ thị trường phim ảnh , âm nhạc, Disneyland, một biểu tượng khác về nền văn hóa tiêu thụ, cũng đang giữ cương vị bá chủ. Disneyland ở Nhật thu hút 300000 khách viếng mỗi tuần. Số du khách dến thăm Disneyland ở Paris đông đảo hơn số khách du viếng Tour Eiffel, British Museum, những ngọn núi Alpes.
Phải nói rằng tất cả kỹ nghệ văn hóa tiêu thụ thường nhắm vào giới trẻ trên dưới 20 tuổi ( 2/5 dân số địa cầu ). Hàng trăm triệu trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới đều bị chiêu dụ bởi cùng một loại âm nhạc, cùng những loại phim ảnh.
Phần đông các sản phẩm này đă không góp phần vào sự phát triển một ư thức hệ sâu sắc nào nơi người thưởng thức. Những loại hàng hóa tinh thần này chỉ cho người ta những giờ giải trí đơn giản, chúng chỉ tạo cho những nước nghèo được dịp trầm trồ mơ tưởng h́nh ảnh đẹp đẽ, lối sống xa hoa của các xứ Tây phương. Chúng cũng chẳng tạo ra cho khán giả một sợi dây t́nh cảm, một cảm giác gần gũi với các xă hội khác theo tinh thần của “ngôi làng hoàn cầu”. Rất nhiều người thuộc dân tộc thiểu số hay các quốc gia nghèo, sau thời gian hân hoan ban đầu đă kết án những phim ảnh ngoại quốc là thủ phạm của sự suy thoái văn hóa cổ truyền. Hiện tại các sản phẩm giải trí này đă chiếm th́ giờ mà ngày xưa người ta dành để cho những sinh hoạt như giáo dục thiếu nhi, tham gia các công tác xă hội , tôn giáo. Ngoài ra ngành nghệ thuật nước nhà cũng đang bị đe dọa nặng nề . Chẳng hạn như nền âm nhạc tây phương giàu về kỹ thuật đang có nguy cơ lấn áp những nhạc cụ địa phương thô sơ nhưng đầy âm hưởng dân tộc. Hiện tại, ở nhiều nước chậm tiến, những nhạc cụ cổ xưa bị thay thế bằng những nhạc khí tây phương.
Không riêng ǵ tại các nước thuộc khối thế giới thứ ba, các quốc gia tân tiến cũng đang rất e ngại cho sự phát triển của ngành nghệ thuật bản xứ trước sự lấn tràn của các sản phẩm hoa kỳ. Cũng nên kể dến mạng lưới thông tinh vi tính với sự tham gia của gần một tỉ người, cũng mang nặng ảnh hưởng Mỹ quốc.
Trước sự thao túng thị trường văn hóavà trước nguy cơ mỹ hóa, các nước khối Âu châu đă ngồi lại cùng đông đảo các quốc gia khác để t́m những phương thức hữu hiệu cứu văn nền kỹ nghệ văn hóa nước nhà. Ở cuộc họp thường niên của Réseau International sur la Politique Culturelle (RIPC) tháng 10-2002 tại Nam phi, các quốc gia tham dự đă thảo luận về sự thiết lập một công cụ quốc tế để bảo vệ nền văn hóa đa dạng. Tất cả đều đồng ḷng cho rằng đây là một vấn đề hệ trọng đ̣i hỏi những nỗ lực khẩn trương. Trên phương trường quốc tế và trong khuôn khổ quốc nội, nhiều quốc gia đă ra công t́m những biện giải bảo vệ và phát huy ngành văn hóa nghệ thuật nước ḿnh. Tại nhiều nước, thí dụ như ở Pháp và Gia nă đại , những ngân khoảng tài trợ đă được mở mang. Sự tài trợ cho những tác phẩm nghệ thuật là một điều thiết yếu v́ tại nhiều nước , với chính sách tự do mậu dịch, xóa giảm thuế vụ nhập cảng, các chương tŕnh truyền h́nh Mỹ đ̣i hỏi ít chi phí hơn những sáng tác địa phương. Song đây là một bài toán thật phức tạp, với những thỏa ước kinh doanh quốc tế kể trên,một câu hỏi nhiêu khê là làm thế nào để có thể cổ động sự phát triển phẩm lượng văn hóa quốc nội mà không vi phạm những thỏa hiệp GATT (thuế vụ ) hay ALENA (tự do trao đổi). Dựa trên nguyên tắc sản phẩm văn hóa không thể bị xếp ngang hàng với những hàng hóa thương mại khác, các quốc gia trên thế giới đă đặt ra những điều khoản ngoại lệ, exception culturelle hay exclusion culturelle, để có thể tiếp tục những thương thuyết với Hoa kỳ. (Không hiểu v́ sao… Mỹ quốc tỏ ra rất cứng nhắc trên phương diện này, họ đă nhiều lần lên tiếng phê b́nh những điều khoản ngoại lệ văn hóa).Với những khó khăn vấp phải, nhiều nước đưa đề nghị tách ly lănh vực văn hóa ra hẳn OMC (Organisation Mondiale du Commerce), và một tổ chức quốc tế khác sẽ điều hành tấc cả những thỏa ước liên quan về văn hóa, UNESCO được tuyển chọn để đảm trách công việc này. Trên lư thuyết, với ư chí của một tập thể quốc gia đông đảo những biện pháp bảo vệ và thăng tiến văn hóa quốc gia, duy tŕ nét đa sắc của văn hóa thế giới phải được thực hiện dễ dàng. Nhưng Hoa Kỳ vẫn là mối trở ngại chính cho những dự tính này v́ vẫn luôn từ chối tham dự vào các tổ chức văn hóa quốc tế khiến cho sự hoạt động mất phần hợp thức. Cho đến ngày nay, Văn hóa vẫn chưa được chính thức nh́n nhận là một lănh vực độc lập, các sản phẩm nghệ thuật vẫn đồng nghĩa với hàng hóa thương mại và nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục bắt tay hợp tác để t́m ra đáp số cho sự tiếp cận và trao đổi văn hóa trong tinh thần b́nh đẳng.
Ngoài ra chúng ta cũng nên nhắc đến phong trào bảo căn cực đoan (fundamen-talism) trong xă hội hồi giáo.
Thật ra, Hồi giáo cũng như các tôn giáo khác đều dựa trên những căn bản nhân tính và luân nghĩa để phát huy đời sống nhăn loại trong tinh thần yêu thương ḥa hợp. Duy chỉ có mộ thiểu số cuồng tín được nuôi dưỡng bởi những t́nh cảm hận thù, chủ trương bạo động chống lại những người vô tội mà họ cho là kẻ thù của Allah và Islam. Thiểu số cực đoan này đă bóp méo kinh Coran, quy nhập đạo giáo và luật pháp, để thực hiện sự độc tài của họ.
Ngày nay những phong trào bảo căn này đang trên đà phát triển tại nhiều nước Ả Rập. Điều đáng kể các phong trào này với khuynh hướng bài ngoại (Tây phương), trở về sơ khai với những hủ tục khắt khe nhất là đối với người phụ nữ, đang thu hút đông đảo các thành phần dân chúng trong xă hội hồi giáo. Một số đông nữ sinh viên thuần nhiễm nền văn hóa tây phương sau nhiều năm du học ngoại quốc, tự nguyện trở về với kinh thánh Coran với những bó buộc bất công.
Hiện tượng này biểu hiệu một phản ứng chống lại văn hóa tây phương ngày càng lan tỏa trên thế giới. Phải nói rằng Tây Phương với những hệ thống truyền tin hiện đại đưa ra toàn thế giới những tin tức quốc tế đơn thuần theo quan điểm Âu Mỹ, điều mà nhiều quốc gia khối Ả Rập không chấp nhận được.
Theo tác giả Phạm Hồng Lam, văn hóa tây phương hàng trăm năm nay đă là mẫu mực cho các quốc gia, trung, cận đông và Bắc Phi. nhưng văn hóa này rơ ràng hiện đang bị chủ nghĩa cá nhân và vật chất đẩy vào bế tắc với những tệ trạng xă hội, như x́ ke, ma túy, măi dâm, nạn ly dị, tham nhũng chính trị. Thêm vào đó, h́nh thái nhà nước thế quyền ở Tây Phương cũng đă từng là khuôn mẫu cho các chính trị gia bản xứ noi theo, thế nhưng chế độ cầm quyền này vẫn không giải quyết được các vấn đề căn bản về kinh tế, xă hội (bất công, tham nhũng, nghèo đói, thất nghiệp) và chính trị. Hơn nữa thái độ đồng lơa của Tây Phương trong cuôc tranh chấp Do Thái-Ả Rập (trong cuộc chiến này, Do Thái đă tàn sát bao nhiêu mạng sống Palestins trước sự thờ ơ của thế giới Âu Mỹ) và hành động của Hoa Kỳ và đồng minh trong các cuộc tranh chấp ở Trung Đông, gần đây nhất là ở Irak, đă gây bất măn cho nhiều dân tộc Hồi giáo. Khi mà khuôn mẫu văn hóa Tây Phương có xu hướng truyền lan mạnh mẽ qua phong trào toàn cầu hóa đă không giải quyết được những vấn đề xă hội sôi bỏng mà c̣n là mầm mống của chủ nghĩa cá nhân dẫn đến sự cô lập con người. Khi mà các nước tây phương tự phong cho ḿnh một thiên chức dẹp loạn gây lại trật tự quốc gia mọi nơi, th́ phản ứng tự nhiên của nhiều công dân hồi quốc là ngừng lại t́m một hướng đi khác. Những nhà lănh đạo chính trị cực đoan thấu hiểu được nỗi khát vọng này, đă đưa ra câu trả lời đầy hấp lực : trở về với islam. Độc lập tự do hạnh phúc … đều nằm trong kinh thánh Coran. Chính v́ thế các tổ chức bảo căn bạo động luôn có người hưởng ứng.
Trong bối cảnh cạnh tranh văn hóa như ta đă thấy hiện nay, luôn nẩy sinh ư hướng đề kháng của các quốc gia chống lại xu hướng chèn ép của văn hóa tây phương nhất là Hoa Kỳ. Muốn xây dựng nền văn hóa đồng cư toàn cầu, thế giới cần có một nỗ lực và thiện chí của tất cả các nền văn minh hiện hữu để đi đến một giao tiếp hài ḥa trong công bằng theo hai chiều thuận và nghịch.
Tài liệu tham khảo
GOLDSMITH Edward & MANDER Jerry, Le procès de la mondialisation, Fayard, 2001.
HOÀNG Ngọc Tuấn, Văn học hiện đại và hậu hiện đại … , Văn Nghệ, 2001
KHAMER Hilton 7 KIMBALL Roger, The survival of Culture, Ivan R. D E E, 2002
PHẠM Hồng Lam, Islam và khuynh hướng bảo căn, Định Hướng, số 2, 1993.
Réseau International sur la politique culturelle, Défendre la diversité culturelle, déclaration du CAP 3-8-03.
SAUVAGEAU Florian, Variations sur l’influence culturelle américaine, Les Presses de l’université Laval, 1999.
ROY Jean Louis, Mondialisation, Développement et Culture, Éditions Hurtubise, 1995.
WOLTON Dominique, L’autre mondialsation, Flammarion, 2003.
1 Comment
Pingback: Toàn cầu hóa là gì? Nghiên cứu toàn cầu hóa toàn tập - Truyền Thông