Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiêu Hy Văn. Người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Đức Ngạn Hầu, (do vua Lê Chiêu Thống ban) Nguyễn Công Tẫn, mẹ là bà vợ thứ họ Nguyễn, nguyên quán tại Hà Đông, lấy lẽ Nguyễn Công, khi ông tựu chức Tri Huyện Quỳnh Côi, Thái Bình.
Vua Gia Long thống nhất đất nước, mở khoa thi đầu tiên dưới triều Nguyễn từ năm 1807. Nguyễn Công Trứ lều chơng đi thi, sáu năm sau mới đậu tú tài và sáu năm sau nữa, 1819, lúc đó đă 42 tuổi mới đậu giải nguyên.
Con đường làm quan của ông dài ba mươi năm, trải ba triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Trong chín năm đầu, từ 1821 tới 1830, ông thăng tiến từ chức hành tẩu sử quán, thất phẩm, lên tới chức thực thụ hữu tham tri bộ h́nh, hàng tam phẩm, trong thời gian này ông giữ chức doanh điền sứ khai hoang tại các vùng Nam Định, Thái B́nh và Ninh B́nh; năm sau, 1831, bị giáng bẩy cấp, xuống làm tri huyện ở kinh, nhưng chỉ trong hai năm sau, 1835 ông lại được thăng thượng thư bộ binh, cấp nhị phẩm, sau khi thắng giặc Nùng Văn Vân. Năm 1837, ông bị giáng bốn cấp, nhưng liền đó phục hồi đươc ba cấp, rồi lại bị giáng một cấp vào năm 1839; Năm 1841 ông cùng Trương Minh Giảng đi dẹp loạn Trấn Tây, được thăng chức Tham Tán Đại Thần. Nhưng v́ thất trận bị giáng xuống bốn cấp. Năm 1842, hạ thủ được tướng giặc nên lấy lại được ba cấp. Năm 1843 tháng tư ông bị cách chức hoàn toàn làm lính thú. Năm 1845 được phục thăng lên hàng tứ phẩm, hai năm sau 1847 lên chức Phủ Doăn tại Thừa Thiên. Tóm lại trong ba mươi năm làm quan ông đươc thăng chức rồi bị xuống chức 5 lần.
Lê Thước tóm tắt hoạn lộ của Nguyễn Công Trrứ bằng câu [8]:
Hoạn đồ của cụ Nguyễn Công Trứ … ba ch́m bẩy nổi, cái ba đào trong biển hoạn âu hẳn chưa có ai gian truân bằng cụ.
Nh́n sang văn bản thơ mà Nguyễn Công Trứ để lại, người đọc thơ nhận thấy là quá một nửa số thơ là những bài hát nói, không hề có một bài đề tặng cho một cá nhân nào như phần đông của nhưng thi gia cổ. Hát nói là một thể thơ, nhưng một thể thơ để cho ca sĩ hát lên theo nhịp phách hoà tiếng đàn của người kép phụ họa và tiếng trống của người thẩm âm. Hát nói như vậy là một thể thơ ngâm hay hát giữa công chúng, nói một cách khác, như vậy hát nói là một h́nh thức truyền thông đại chúng, bởi thế phần gửi gắm tâm sự của tác giả không nhằm riêng vào một cá nhân. Trong những bài thơ Đường luật, đề tài cùng ư thơ cũng không dành riêng cho bạn bè riêng tư. Phải chăng v́ vậy mà như Lê Thước đă viết trên đây, khó mà t́m thấy tâm tư của Nguyễn Công Trứ trong thơ văn ông để lại. Nói một cách khác, ngựi đọc thơ Nguyễn Công Trứ cần phải có một phương cách khác để t́m hiểu thơ Nguyễn Công Trứ.
Từ xưa, ngựi ta thường nói ư thơ để ngoài lời thơ, hay ư tại ngôn ngoại. Ngày nay, như Roland Barthes [9] đă viết, đọc một văn bản là phải t́m hiểu những điều mà tác giả không nói, les non dits, trong bản văn. T́m ra nhưng ư ngoài lời này trong thơ Nguyễn Công Trứ dường như không có cách nào hơn là đối chiếu thơ ông với chính thơ ông.
Người nghe hát tự hỏi rằng phải chăng Nguyễn Công Trứ đă dùng thể hát nói và dùng cùng một h́nh ảnh trong nhiều bài khác nhau cũng v́ muốn nhấn mạnh những ư ngoài lời mà ông muốn kín đáo gửi gắm trong nhịp điệu câu hát? Đào sâu câu chuyện này xin dành để giới chuyên môn về nhạc lư tiếp tục.
Đối chiếu thơ Nguyễn Công Trứ với chính thơ của ông là phương cách cảo luận này áp dụng để đọc thơ Nguyễn Công Trứ, tŕnh bày trong những trang kế tiếp. Đằng khác Nguyễn Công Trứ không ghi ngày tháng sáng tác từng bài thơ, do đó, cảo luận này không có cách nào khác hơn là đọc thơ theo chủ đề chung của một số bài thơ, không phân biệt là thơ theo thể thơ Đường hay theo thể hát nói.
Tuyển chọn tám mươi hai tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, xếp thành mười chủ đề, cho phép cảo luận này đối chiếu bút thuật của Nguyễn Công Trú với bút thuật ngụ ngôn, trùng ngôn và chi ngôn của Trang Tử trong sách Nam Hoa Kinh.
Kết quả cho thấy sự tương đồng, trên mặt truyền thông giữa hai tác giả với người đọc, qua tác phẩm: Trang Tử và Nguyễn Công Trứ cùng muốn dùng kinh nghiệm của ḿnh giúp ngựi đọc t́m ra hứng khởi để tự do thay đổi nếp sống tùy theo hoàn cảnh, khả năng của riêng từng độc giả.
Giới nghiên cứu cho đó là thành công của Trang Tử và cuốn Nam Hoa Kinh, suốt hơn hai ngàn năm qua, là nhờ ba bút thuật ngụ ngôn, trùng ngôn và chi ngôn. Tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, trên hai thế kỷ, vẫn luôn luôn là nguồn khích lệ cho ngựi đọc, ở mọi tầng lớp tuổi tác, phải chăng cũng v́ ông đă dùng ba bút thuật siêu đẳng của Trang Tử?