Nội dung
Bauhaus là gì? Bauhaus (Bauhaus phiên âm từ tiếng Đức) nguyên là tên của trường Đại học công nghệ mỹ thuật Bauhaus thành lập năm 1919 tại Weimar, Đức. Được thành lập bởi kiến trúc sư nổi tiếng theo chủ nghĩa kiến trúc hiện đại Gropius, đồng thời ông cũng là hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, ông khéo léo chuyển từ Hausbau (tiếng Đức nghĩa là kiến trúc nhà ở) sang Bauhaus để lấy làm tên trường, tạo nên sự khác biệt rõ rệt trong phương thức giảng dạy với các ngôi trường khác. Đến năm 1933, Bauhaus bị phát xít Đức giải tán, tuy chỉ tồn tại vỏn vẹn 14 năm nhưng lý luận và học thuyết của nó đã gây ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới, hình thành nên trường phái và phong cách Bauhaus.
Các giai đoạn phát triển của trường phái Bauhaus
Phong trào Bauhaus trải qua 3 giai đoạn phát triển chính
Giai đoạn 1 (1919-1925) thời kỳ Weimar. Dưới thời hiệu trưởng WALTER GROPIUS, đưa ra quan điểm “Lý tưởng cao cả của sự thống nhất nghệ thuật và kỹ thuật”, đảm nhận việc đào tạo các nhà thiết kế và kiến trúc sư của thế kỷ 20. Ông tuyển dụng những nhân tài, thuê các nghệ sỹ và thợ thủ công để giảng dạy, hình thành một hệ thống giáo dục kiểu mới kết hợp lý thuyết với thực hành, giảng dạy nghệ thuật với thao tác thủ công.
Giai đoạn 2 (1925-1932) Thời kỳ Dessau. Trường Bauhaus được xây dựng lại ở Dessau, thực hiện phương pháp giảng dạy nhất thể hóa giữa thiết kế và thao tác thực hành và đạt được kết quả xuất sắc. Năm 1928, GROPIUS từ chức, người kế nhiệm là chủ nhiệm khoa kiến trúc HANNS MEYER. Ông có xuất thân từ Đảng Cộng Sản và đưa nghệ thuật Bauhaus mở rộng sang chính trị khiến nó phải đối mặt với áp lực chính trị ngày càng tăng. Cuối cùng chính Meyer phải từ chức năm 1930 và người đảm nhận chức vụ của ông sau đó là L MIES VAN DE ROHE. Mies đã cố gắng hết sức để duy trì hoạt động của trường, nhưng sau khi Phát xít chiếm Dessau vào tháng 10 năm 1932, ông buộc phải đóng cửa Bauhaus
Giai đoạn 3 (1932-1933) Mies chuyển trường đến một tòa nhà văn phòng bỏ hoang ở Berlin và hi vọng tập trung lại trường. Nhưng tinh thần Bauhaus không được phát xít Đức chấp nhận, Mies bất lực khi phải đối diện với chính quyền Phát xít mới lên nắm quyền. Đến tháng 8, Bauhaus được tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn. Đến tháng 11/1933, Bauhaus chính thức bị đóng cửa và kết thúc quá trình lịch sử phát triển 14 năm.
Ảnh hưởng của phong cách Bauhaus
Sự đóng góp lớn nhất của Bauhaus cho thế giới hiện đại là giải phóng nghệ thuật khỏi sự độc quyền chiếm giữ của một số quốc gia, dân tộc, giai cấp, và đưa nó trả lại cho công chúng. Nó làm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất nghệ thuật.
Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với những tác phẩm, vật phẩm nghệ thuật của các ngành công nghiệp hiện đại, cho dù là sách báo, phim ảnh, thời trang, đồ gia dụng, nội thất hay kiến trúc đô thị…. đều có thể nhìn thấy sự ảnh hưởng của phong cách Bauhaus.
Trong xã hội tối giản và theo đuổi mục tiêu bảo vệ môi trường, thì quan điểm, phong cách Bauhaus không chỉ không lỗi thời, mà nó còn tiếp tục phát huy, mang lại lợi ích cho nhân loại.
Phong trào Bauhaus mang lại giá trị to lớn trong nghệ thuật
- Nhấn mạnh phong cách làm việc nhóm, tập thể để đánh bại rào cản cá nhận của giáo dục nghệ thuật, đặt nền tảng phát triển doanh nghiệp
- Nhấn mạnh tiêu chuẩn để phá vỡ sự tự do hóa hời hợt và phi tiêu chuẩn của việc giáo dục nghệ thuật thời kỳ đầu.
- Thiết lập một hệ thống giáo dục mới có nền tảng khoa học, nhấn mạnh sự kết hợp giữa phương pháp làm việc logic, khoa học với biểu hiện nghệ thuật. Đưa hệ thống giáo dục từ nghệ thuật cá nhân chuyển thành nghệ thuật dựa trên khoa học.
- Đưa trọng tâm thiết kế từ sáng tạo ngoại hình chuyển thành giải quyết vấn đề sáng tạo. Bởi vậy, thiết kế đầu tiên đã loại bỏ những sai lầm về hình thức, đạt được yêu cầu mỹ quan, kinh tế, tiện lợi và nhu cầu thực tế sử dụng. Đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thiết kế hiện đại
- Dựa trên thí nghiệm của nhà thiết kế người Bỉ Henry van der Weld, Bauhaus đã sáng tạo ra các loại văn phòng làm việc bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, gỗ, gốm sứ, dệt may, nhiếp ảnh…
- Phá vỡ khuôn khổ giáo dục nghệ thuật theo phong cách cũ, sáng tạo nên phương thức kết hợp sản xuất đại công nghiệp, đặt nền móng cho giáo dục thiết kế hiện đại.
- Bồi dưỡng nhiều tài năng có chuyên môn thành thục nghệ thuật truyền thống lại am hiểu phương thức sản xuất công nghiệp hiện đại kết hợp với quy luật thiết kế mới. Hình thành nên một phong cách mỹ thuật mới, đẹp mắt và tối giản, nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp hiện đại.
Tìm hiểu về phong trào Bauhaus hiện đại
Trường Bauhaus chính là nơi thúc đẩy tạo nên trào lưu chủ nghĩa Bauhaus hiện đại.
Bauhaus có đóng góp lớn cho ngành thiết kế công nghiệp hiện đại, đặc biệt ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục thiết kế. Phương pháp giảng dạy của nó đã trở thành nền tảng của giáo dục nghệ thuật ở nhiều trường học trên thế giới và đào tạo ra các kiến trúc sư, nhà thiết kế xuất sắc cho kiến trúc hiện đại, đưa thiết kế lên một tầm cao mới. Thế nhưng, các sản phẩm công nghiệp được sản xuất và thiết kế theo phong cách Bauhaus lại không rõ về số lượng và phạm vi. Thậm chí sản phẩm của Bauhaus lại không hề có mặt ở Đức- một trong những nước công nghiệp lớn của thế giới hay nói cách khác ở đây, Bauhaus không phát huy được sức ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của Bauhaus không nằm ở thành tựu mà ở tinh thần. Tư tưởng Bauhaus trong một thời gian đã từng được coi là kinh điển của chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên những hạn chế của nó cũng dần được nhìn nhận, những ảnh hưởng không tốt của nó đến thiết kế công nghiệp cũng bị phê bình.
Cụ thể, để theo đuổi những hình thức thiết kế mới, Bauhaus nhấn mạnh quá nhiều vào các hình học lập thể trừu tượng trong thiết kế. Quan điểm “hình lập thể là thượng đế” bất cứ sản phẩm nào, vật liệu nào cũng sử dụng tạo hình lập thể có thể phá hỏng chức năng sử dụng của sản phẩm đó. Hơn nữa, việc áp dụng tạo hình hình lập thể khiến ta có cảm giác lạnh lẽo, thiếu tính nhân văn đối với các vật liệu, sản phẩm.
Bauhaus tích cực truyền bá nghệ thuật đến công chúng, nhưng thiết kế của nó có tính trừu tượng và sâu sắc, chỉ có số ít bộ phận trí thức hoặc người giàu có mới thưởng thức được. Đến nay, không ít các tác phẩm theo phong cách Bauhaus có giá trị rất cao, đắt đỏ, nhưng chỉ được xem như tượng trưng cho cái đẹp thẩm mỹ và địa vị xã hội. Một ví dụ điển hình là chiếc ghế Mise của Barcelona, với giá bán hàng trăm đô la.