Deprecated: Required parameter $tag follows optional parameter $atts in /home/truyen-thongorg-13259/public_html/prod/wp-content/themes/cheerup/inc/shortcodes.php on line 29

Notice: Function add_theme_support( 'html5' ) was called incorrectly. You need to pass an array of types. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 3.6.1.) in /home/truyen-thongorg-13259/public_html/prod/wp-includes/functions.php on line 5831
Gián Dubia là gì? Tập tính và cách nuôi gián đất Dubia toàn tập - Truyền Thông

Warning: compact(): Undefined variable $spacious_style in /home/truyen-thongorg-13259/public_html/prod/wp-content/themes/cheerup/content.php on line 36

Gián Dubia là một loại côn trùng thuộc bộ Blattodea (hay còn gọi là bộ gián) có kích thước tương đối lớn, gián trưởng thành dài khoảng 35-40mm có màu nâu sẫm. Đây là loài gián có giá trị kinh tế cao, tại Nhật Bản, một hộp 15 con gián Dubia có giá lên tới 500 Yên (100.000 VNĐ) nên được nhiều người tìm nuôi. Gián đất Dubia đực có râu dài, cánh dài qua bụng, gián cái có râu ngắn hơn và râu ngắn. Mặc dù có cánh nhưng khác với một số họ gián khác thì gián Dubia không biết bay và không biết leo tường, vậy nên đây là loài gián khá dễ nuôi và không sợ gián bay mất.

Tên gọi khác là gián đất và tên tiếng Anh là Blaptica Dubia

Nuôi gián Dubia có giá trị kinh tế cao

Đặc điểm và tập tính sinh sống của gián Dubia

Dubia là côn trùng sống về đêm,  thích sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới và ăn mùn, rễ cây hoặc xác động vật. Khả năng vận động yếu, di chuyển không linh hoạt và sợ kích thích ánh sáng mạnh.  Giống các loài gián khác, râu có tác dụng đánh mùi như khướu giác.

 Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sống là điều tối quan trọng đối với gián Dubia. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây chết gián. Còn độ ẩm chủ yếu ảnh hưởng đến sự lột xác và sinh sản của gián Dubia

Là một loại côn trùng, gián Dubia là loại động vật biến nhiệt ( nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường). Và khi nhiệt độ môi trường giảm, quá trình hoạt động kiếm ăn của loài gián này cũng giảm. Nghiên cứu chỉ ra gián Dubia có thể sẽ chết khi nhiệt đội dưới 5 độ C. Khi nhiệt độ vượt 35 độ C, gián ăn ít thậm chí không ăn.

Nhiệt độ sống thích hợp nhất dành cho gián Dubia là từ 23-35 độ C các bạn nhé. 

Môi trường nuôi gián như thế nào?

Về cơ bản, gián Dubia phát triển rất tốt trong môi trường ẩm ướt cao giúp cho khả năng sinh sản tăng mạnh và gián dễ lột xác hơn. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhân tạo độ ẩm và nhiệt độ có thể khiến nấm mốc phát triển có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và gây chết gián. Do đó khi nuôi gián Dubia bạn cần chú ý vệ sinh thùng nuôi, lồng nuôi sạch sẽ hoặc không nên để độ ẩm quá cao. Theo nghiên cứu độ ẩm thích hợp nhất là khoảng 80%

Gián sinh sản như thế nào? Gián đẻ trứng hay đẻ con?

Trong khi các loài gián khác đẻ trứng, từ trứng nở thành con thì gián đất Dubia là loài đẻ con và có thể sinh sản tự nhiên mà không cần bất kì dụng cụ thiết bị hỗ trợ nào là ưu điểm khi nuôi loài gián này.

Gián sinh sản như thế nào? Mỗi lần loài gián giá trị cao này để từ 20-30 con. Cách 1-2 tháng gián sinh 1 lần. Gián trưởng thành không ăn con non nên bạn không cần tách gián con ra khỏi đàn.

Gián đất ăn gì? Cách nuôi và cho gián Dubia ăn

Nhìn chung gián đất khá dễ nuôi và nếu như bạn có kinh nghiệm về nuôi hàu thì cách nuôi gián đất khá giống với con vật này. Bạn cần có một không gian riêng để nuôi nó như dùng hộp, có thể sử dụng khay giấy đựng trứng gà bỏ vào bên trong. Gián Dubia là loài không thích hoạt động nhiều, chạy chậm so với gián nhà. Con đực có cánh dài và trong một đàn có thể có một số con sẽ bay được ở khoảng cách ngắn, đặc biệt là về ban đêm.

Nếu như hộp nuôi chuồng nuôi có nhiều con đực bạn cần chú ý chúng chạy đi mất. Tuy nhiên đó chỉ là số lượng ít vì gián đất bò khá kém (kèm hơn gián gián nhà rất nhiều).

Nhiệt độ thích hợp để nuôi gián từ 24- 32 độ C. Nếu muốn giảm mức độ sinh sản của gián thì bạn duy trì nhiệt độ từ 24- 27 độ C sẽ làm gián chậm tăng trưởng và sinh sản hơn và cũng giúp gián sống lâu hơn.
Khi nhiệt độ từ 29-30 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất cho gián hoạt động mạnh mẽ, sinh sản nhanh. Không được để nhiệt độ tăng quá 32 độ sẽ khiến gián bị chết và đánh nhau.
Gián hầu như ăn tất cả mọi thứ. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhân tạo, bạn có thể cho gián ăn đồ ăn giống như dế mèn, những đồ ăn nhiều protein. Mỗi tuần cho gián ăn 2-3 lần các loại rau xanh hoa quả ví dụ như củ cải trắng, cam, lê…là những loại thực phẩm giàu nước. Không cần cho ăn quá nhiều để tránh sinh nấm mốc. Sau khi ăn xong nên nhặt bỏ vệ sinh toàn bộ rau củ. Gián cũng cần uống nước, bạn chú ý khay nước không nên sâu quá sẽ khiến gián chui đầu vào uống bị chết đuối.

4 điều cần lưu ý khi nuôi gián đất Dubia

  • Nhiệt độ và độ ẩm

  1. Khống chế nhiệt độ và độ ẩm là một trong số các biện pháp quan trọng để nâng cao sản lượng sinh sản của gián dubia.  Nhiệt độ thích hợp nhất của chúng là 25-30℃, độ ẩm tương ứng là 65-70%. Chu kỳ sinh sản sẽ rút ngắn theo mức nhiệt độ tăng lên. Trong quá trình nuôi, khi mật độ ấu trùng dày, chúng sẽ cọ sát vào nhau làm thân nhiệt tăng lên, nhiệt độ tăng cao nhất lên đến trên 5℃ có thể khiến ấu trùng gián chết. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi cho sự sinh tồn của gián Dubia. Nếu không có điều hòa, vào mùa hè có thể tưới nước lên sàn nhà hoặc làm các lỗ thông gió để giảm nhiệt độ, mùa đông thắp đèn dầu để sưởi ấm, đảm bảo nhiệt độ bình thường cho gián.
  • Giai đoạn nuôi ấu trùng và trứng

  1. Gián đất cái trưởng thành bắt đầu có trứng, trứng của con cái sau khi nhận được tinh trùng của con đực, bắt đầu quá trình thụ tinh trong bụng. Khoảng 20 ngày sau, ấu trùng gián được sinh ra. Tiếp đó, ấu trùng lột xác thành gián con. Cả quá trình này diễn ra trong khoảng 80- 100 ngày, gián Dubia lớn lên sẽ chuyển từ màu nâu sang màu đen. Nếu trứng của con cái không được thụ tinh kịp thời, nó sẽ được đào thải ra ngoài và cần được dọn dẹp sạch sẽ.
  • Phòng chống bệnh cho gián

  1. Khi cho gián ăn quá nhiều sẽ làm thân nhiệt của chúng tăng lên, khiến gián bị chướng bụng và khó tiêu. Chúng ta dễ dàng phát hiện ra bởi bụng của gián dubia to lên bất thường, gián bò chậm chạp. Nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của gián và  làm rối loạn enzym tiêu hóa, làm thức ăn trong bụng chúng lên men. Trường hợp nghiêm trọng có thể gián sẽ chết hàng loạt, vì vậy trước và sau khi cho gián ăn, phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng ổn định.
  • Phòng gián bị sán trùng

  1. Sán thường xuất hiện vào tháng 5- tháng 9, nguyên nhân chủ yếu do trứng của sán có trong thức ăn của gián Dubia. Vì vậy thức ăn của gián cần được bảo quản, đóng gói kỹ càng. Tốt nhất nên kiểm tra, tiêu độc trước khi cho gián ăn. Khi phát hiện sán có hại phải phun thuốc diệt sán, đặc biệt là các loại thuốc có thể diệt được trứng sán. Sau đó mang thức ăn  ra phơi vào những ngày có nắng.

    Nếu tích trữ quá nhiều thức ăn cho gián dubia, cứ nửa tháng lại tiến hành phun thuốc diệt sán một lần.

    Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển loài gián Dubia mới chỉ đang ở giai đoạn sơ khai. Chất kháng khuẩn, sitin và chitosan của gián  được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm, thuốc trị bệnh và làm chậm quá trình lão hóa của con người. Gián Dubia là loài mang thai rồi đẻ con, được xếp vào cấp động vật sạch, nên cần chú ý đến điều kiện môi trường và bảo quản thức ăn cho chúng.

    Loài gián này còn được dùng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi và phân bón cho các loài hoa quý hiếm mà không gây ô nhiễm môi trường. Đây được coi là thử nghiệm mới trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Gián sống được bao lâu?

Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra, tùy theo loại gián mà chúng có tuổi thọ khác nhau. Gián Đức sống từ 159- 203 ngày. Gián to Nhật Bản sống từ 150- 180 ngày.

3 Comments

  1. Nguyễn Văn Học Reply

    Con này có phải là gián đất không bạn?

    • Truyền Thông Reply

      Chào bạn, Gián Dubia chính là gián đất nhé bạn.

  2. Tôi ở Vĩnh Long mà giờ muốn mua giống loại gián này thì mua ở đâu được bạn?

Write A Comment

Exit mobile version