Trong tiếng Trung Quốc, chữ tài 財, phiên âm là cái, biểu thị cảnh giầu có vì buôn bán phát đạt. Chữ lộc 祿 trong tiếng Trung Quốc biểu thị sự thăng tiến địa vị xã hội, khác hẳn với chữ tài biểu thị sự sinh lợi tiền bạc .

Lộc thần dường như được coi trọng hơn là Tài thần. Phải chăng vì tài thần bảo hộ giới buôn bán và lộc thần che chở cho kẻ sĩ ra làm quan? Ngược lại, trong dân gian thì ông thần tài lại được nhiều người van vái hơn ông lộc thần: tại nhà riêng, tại tiệm buôn, quán hàng, ở đâu cũng thấy bàn thò thần tài.
Thần tài hay Tài thần là ai?
Có hai vị thần tài, một vị là quan văn một ông là quan võ. Vị thần tài văn quan tên là Bỉ Can, vị thần tài võ tướng là Triệu Công Minh.
Mạn đàm về chữ Lộc trong tiếng Hán
Hình 38. Thần Tài Võ Tướng Bỉ Can.
Hình 39. ThầnTài Văn Quan Phạm Lãi.
Hình 40. Thần Tài Võ Tướng Triệu Công Minh.
Biểu tượng của tài là gì?
Hình tượng tiêu biểu thực tế cho chữ tài là đồng tiền. Tiền đồng lưu hành tại Trung Quốc từ đời Chiến Quốc (480-221, trước công nguyên) Đồng tiền hình tròn ỡ giữa có một lỗ vuông. Hình tròn tiêu biểu cho Trời, hình vuông tiêu biểu cho mặt đất, đồng tiền là hình tương tiêu biểu cho ước mong giầu có phát đạt. Trên mặt đồng tiền thưòng khắc bốn chữ như 長 命 富 貴, trường mệnh phú quý, nghĩa là sống lâu giầu bền, hay 吉 祥 如 意 cát tường như ý, nghĩa là may mắn toại ý. Trên cửa chính nhiều thương điếm thuờng có trạm hai đồng tiền, tiêu biểu cho ước mong thần tài che chở cho việc buôn bán của gia chủ. Hình tượng một sợi giây nối hai đồng tiền tiêu biểu cho hai chữ 連 錢 liên tiền, như một lá bùa phù hộ cho việc buôn bán. Lỗ đồng tiền gọi là 眼, nhãn nghĩa là con mắt. Kết hợp chữ tiền 錢 đồng âm với chữ 前, nghĩa là trước, thành từ ngữ 眼 前, nhãn tiền, nghĩa là trưóc mắt. Trong ý nghĩa đó, người ta có thể kết hợp được nhiều hình tượng tiêu biểu cho những ước mong khác với đồng tiền để có một câu cầu chúc mới, tỷ như kết hợp hình con chim thước, tượng trưng chữ hỷ, ngậm đồng tiền thành lời cầu ưóc 喜 在 眼 前, hỷ tại nhãn tiền, nghĩa là cái vui trước mắt.
Chữ tài thường đi sau chữ phát, thành từ ngữ phát tài, một ước mong hay một lời chúc tụng thông dụng trong giới doanh thương. Trong tiếng Trung Quốc, chữ phát đồng âm với chữ 八 chỉ số 8. Thế nên có câu: 要 得 發, 不 離 八, yếu đắc phát, bất ly bát, nghĩa là muốn được phát, chẳng dời bát (số 8). Thế nên bảng số xe, số điện thoại của nhiều thương gia nguời Trung Quốc thường chọn lựa, dầu phải trả thêm nhiều tiền, miễn sao cho có số 8 hay nhiều số 8. Cùng một lý do, Thế Vận Hội Bắc Kinh khai mạc vào lúc 08 08 chiều ngày 8 tháng 8 năm 08.
Dưới triều nhà Minh, người ta thường dùng tám biểu tượng Phật Giáo để trang trí đồ sứ, và y phục. Tam biểu tượng đó gọi chung là Bát Cát Tường gồm: Pháp Luân, Pháp Loa, Bảo Tản, Bạch Cải, Liên Hoa, Bảo Bình, Kim Ngư và Bàn Trường.
Hình 41. Bát Cát Tường.
Nhiều đời sau, tại Tô Châu, có một thiếu niên tên là A Bảo, tới gõ cửa nhà đại phú thương gia Bối Hoành Văn, xin làm gia nhân. Được thâu nhân, A Bảo trở thành một người làm thân tín. Khi Bối Hoành Văn tính tiền công cho A Bảo, thì A Bảo lễ phép khước từ. Thêm truyện lạ là A Bảo có thể không ăn mấy ngày liền. Tối một bữa A Bảo kéo nước thì kéo từ đáy giếng lên được một con cóc ba chân. Mừng như điên dại, A Bảo chơi với con cóc bằng một sợi dây ngũ sắc. A Bảo nói với Bói Hoành Văn là hắn đã tìm lại được con Kim Thiềm lạc mất cả năm qua. Cả làng tới xem Kim Thiềm. Giữa đám người làng, A Bảo vác Kim Thiềm lên vai rồi bay lên mây biệt tích. Người làng cho rằng A Bảo là hậu thân của thần tài Lưu Hải, giả danh làm A Bảo đi tìm Kim Thiềm. Tìm được lại trở về trời.
Hình 42. Lưu Hải Hỳ Kim Thiềm.
Người Hoa Kỳ thường nói Mỹ Kim không mọc trên cây để mô tả cảnh phải ra sức làm lụng mới có được mỹ kim. Người Trung Hoa, có búc tranh khôi hài 搖 錢 樹 Diên Tiền Thụ , nghĩa la bừc tranh Rung Cây Tiền, vẽ một thân cây cành mang những xâu tiền thay quả, thêm những đồng tiền lớn nhỏ thay hoa, quanh gốc có đủ loại người già trẻ lớn nhỏ giầu nghèo sang hèn, như đứng chờ tiền rụng.
Hình 43. Diên Tiền Thụ
Đêm ba mươi tết, tại miền bắc Trung Quốc có tục ăn 交 子, giao tử để đón giao thừa, bởi chữ 子 tử và chữ 承 thừa đồng âm trong tiếng Trung Hoa . Giao chi trông giống như một miếng vằn thắn, nhân thịt và rau, hoặc tôm gói trong một miếng giấy làm bằng bột. Tại các vùng Thượng Hải, Hàng Châu và Tô Châu, nguời ta dùng thêm lòng đỏ trứng làm miếng giao chi đổi sang mầu vàng, trông giống như môt thoi vàng. Lại có tục bỏ một đồng tiền trong một miếng giao chi, người nào gắp được miếng giao chi đó thì năm tới may mắn phát tài cả năm. Tục này có từ đời nhà Tống, và tới nay còn thịnh hành tại miền Bắc Trung Quốc.
Ngày Tết người Đông Á có tục cho con cháu tiền mừng tuổi, để trong một phong bì đỏ mầu đỏ. Phong bì đỏ này người trung quốc gọi là 紅 包, hồng bao, và họ tin rằng đó là điều ước mong con cháu khỏe mạnh học hành tiến tới suốt năm. Tục dùng hồng bao ngày tết, theo nhiều ngưòi cho biết xuất xứ từ giai thoại dưới đây.
Ngày xưa, có một con yêu tinh, tên là Tuế, hàng năm cứ đến đêm trừ tịch lại hiện ra làm hại dân chúng. Yêu tinh chờ cho trẻ em ngủ say mới hiện ra, mặc áo toàn đen, chỉ để hở đôi bàn tay và cái mặt trắng, vào từng nhà sờ đầu nạn nhân. Nạn nhân đều là bọn trẻ, sợ hãi khóc ré lên, phát sốt thật cao, rồi nói mê nói xảng. Đến khi hết sốt, đứa bé thành ra khùng khùng. Rồi tới một lần, có một em nhỏ chơi với một tờ giấy đỏ và tám đồng tiền, hết gói lại rồi mở ra cho tới lúc ngử gục, miếng giấy đỏ và tám đồng tiền còn bên gối. Bỗng có một cơn gió mạnh, làm cữa bật mở, ngọn đèn tắt phụt. Yêu tinh Tuế hiện ra bên giường, đưa tay sờ đầu em nhỏ, nhưng bất thình lình có một tia sáng từ tờ giấy đỏ bên gối em nhỏ vụt sáng, Yêu tinh sợ hãi biến mất. Từ đó thành tục, đêm ba mươi tết, trẻ em được thức cùng cha mẹ đón giao thừa, được mừng tuổi một túi hồng bao để trừ tà rồi mới đi ngủ.
Vẽ cá là một ngành hội họa cổ điển của Trung Quốc. Tranh dân gian Trung Quốc vào dịp tết cũng có nhiều bức vẽ cá, bởi chữ 魚, ngư nghĩa là cá, đọc gần giống chữ 餘 dư nghĩa là nhiều.

Hình 44. Liên Niên Hữu Dư
Hình 45. Cá Vàng.
Gần đây, tại nhiều cửa hàng Trung Quốc, thường bày một con mèo vàng, dơ một tay lên đu đưa như chèo mới khách qua lại vào tiệm mua hàng. Con mèo này có tên là 招 財 貓, chiêu tài miêu, có nghĩa con mèo chiêu khách. Con mèo này nguyên gốc của người Nhật Bản, nhưng trở thành một hình ảnh của một thương quán thịnh vương ở Trung Quốc cũng như khắp cõi đông Á.