Notice: Function add_theme_support( 'html5' ) was called incorrectly. You need to pass an array of types. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 3.6.1.) in /home/truyen-thongorg-13259/public_html/prod/wp-includes/functions.php on line 5831
Truyền Thông, Author at Truyền Thông
Author

Truyền Thông

Browsing

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiêu Hy Văn. Người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Đức Ngạn Hầu, (do vua Lê Chiêu Thống ban) Nguyễn Công Tẫn, mẹ là bà vợ thứ họ Nguyễn, nguyên quán tại Hà Đông, lấy lẽ Nguyễn Công, khi ông tựu chức Tri Huyện Quỳnh Côi, Thái Bình.

Vua Gia Long thống nhất đất nước, mở khoa thi đầu tiên dưới triều Nguyễn từ năm 1807. Nguyễn Công Trứ lều chơng đi thi, sáu năm sau mới đậu tú tài và sáu năm sau nữa, 1819, lúc đó đă 42 tuổi mới đậu giải nguyên.

Con đường làm quan của ông dài ba mươi năm, trải ba triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Trong chín năm đầu, từ 1821 tới 1830, ông thăng tiến từ chức hành tẩu sử quán, thất phẩm, lên tới chức thực thụ hữu tham tri bộ h́nh, hàng tam phẩm, trong thời gian này ông giữ chức doanh điền sứ khai hoang tại các vùng Nam Định, Thái B́nh và Ninh B́nh; năm sau, 1831, bị giáng bẩy cấp, xuống làm tri huyện ở kinh,  nhưng chỉ trong hai năm sau, 1835 ông lại được thăng thượng thư bộ binh, cấp nhị phẩm, sau khi thắng giặc Nùng Văn Vân. Năm 1837, ông bị giáng bốn cấp, nhưng liền đó phục hồi đươc ba cấp, rồi lại bị giáng một cấp vào năm 1839; Năm 1841 ông cùng Trương Minh Giảng đi dẹp loạn Trấn Tây, được thăng chức Tham Tán Đại Thần. Nhưng v́ thất trận bị giáng xuống bốn cấp. Năm 1842, hạ thủ được tướng giặc nên lấy lại được ba cấp. Năm 1843 tháng tư ông bị cách chức hoàn toàn làm lính thú. Năm 1845 được phục thăng lên hàng tứ phẩm, hai năm sau 1847 lên  chức Phủ Doăn tại Thừa Thiên. Tóm lại trong ba mươi năm làm quan ông đươc thăng chức rồi bị xuống chức 5 lần.

Lê Thước tóm tắt hoạn lộ của Nguyễn Công Trrứ bằng câu [8]:

Hoạn đồ của cụ Nguyễn Công Trứ … ba ch́m bẩy nổi, cái ba đào trong biển hoạn âu hẳn chưa có ai gian truân bằng cụ.

Nh́n sang văn bản thơ mà Nguyễn Công Trứ để lại, người đọc thơ nhận thấy là quá một nửa số thơ là những bài hát nói, không hề có một bài đề tặng cho một cá nhân nào như phần đông của nhưng thi gia cổ. Hát nói là một thể thơ, nhưng một thể thơ để cho ca sĩ hát lên theo nhịp phách hoà tiếng đàn của người kép phụ họa và tiếng trống của người thẩm âm. Hát nói như vậy là một thể thơ ngâm hay hát giữa công chúng, nói một cách khác, như vậy hát nói là một h́nh thức truyền thông đại chúng, bởi thế phần gửi gắm tâm sự của tác giả không nhằm riêng vào một cá nhân. Trong những bài thơ Đường luật, đề tài cùng ư thơ cũng không dành riêng cho bạn bè riêng tư. Phải chăng v́ vậy mà như Lê Thước đă viết trên đây, khó mà t́m thấy tâm tư của Nguyễn Công Trứ trong thơ văn ông để lại. Nói một cách khác, ngựi đọc thơ Nguyễn Công Trứ cần phải có một phương cách khác để t́m hiểu thơ Nguyễn Công Trứ.

Từ xưa, ngựi ta thường nói ư thơ để ngoài lời thơ, hay ư tại ngôn ngoại. Ngày nay, như Roland Barthes [9] đă viết, đọc một văn bản là phải t́m hiểu những điều mà tác giả không nói, les non dits, trong bản văn. T́m ra nhưng ư ngoài lời này trong thơ Nguyễn Công Trứ dường như không có cách nào hơn là đối chiếu thơ ông với chính thơ ông.

Người nghe hát tự hỏi rằng phải chăng Nguyễn Công Trứ đă dùng thể hát nói và dùng cùng một h́nh ảnh trong nhiều bài khác nhau cũng v́ muốn nhấn mạnh những ư ngoài lời mà ông muốn kín đáo gửi gắm trong nhịp điệu câu hát? Đào sâu câu chuyện này xin dành để giới chuyên môn về nhạc lư tiếp tục.

Đối chiếu thơ Nguyễn Công Trứ với chính thơ của ông là phương cách cảo luận này áp dụng để đọc thơ Nguyễn Công Trứ, tŕnh bày trong những trang kế tiếp. Đằng khác Nguyễn Công Trứ không ghi ngày tháng sáng tác từng bài thơ, do đó, cảo luận này không  có cách nào khác hơn là đọc thơ theo chủ đề chung của một số bài thơ, không phân biệt là thơ theo thể thơ Đường hay theo thể hát nói.

Tuyển chọn tám mươi hai tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, xếp thành mười chủ đề, cho phép cảo luận này đối chiếu bút thuật của Nguyễn Công Trú với bút thuật ngụ ngôn, trùng ngôn và chi ngôn của Trang Tử trong sách Nam Hoa Kinh.

Kết quả cho thấy sự tương đồng, trên mặt truyền thông giữa hai tác giả với người đọc, qua tác phẩm: Trang Tử và Nguyễn Công Trứ cùng muốn dùng kinh nghiệm của ḿnh giúp ngựi đọc t́m ra hứng khởi để tự do thay đổi nếp sống tùy theo hoàn cảnh, khả năng của riêng từng độc giả.

Giới nghiên cứu cho đó là thành công của Trang Tử và cuốn Nam Hoa Kinh, suốt hơn hai ngàn năm qua, là nhờ ba bút thuật ngụ ngôn, trùng ngôn và chi ngôn. Tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, trên hai thế kỷ, vẫn luôn luôn là nguồn khích lệ cho ngựi đọc, ở mọi tầng lớp tuổi tác, phải chăng cũng v́ ông đă dùng ba bút thuật siêu đẳng của Trang Tử?

Bauhaus là gì? Bauhaus (Bauhaus phiên âm từ tiếng Đức) nguyên là tên của trường Đại học công nghệ mỹ  thuật Bauhaus thành lập năm 1919 tại Weimar, Đức. Được thành lập bởi kiến trúc sư nổi tiếng theo chủ nghĩa kiến trúc hiện đại Gropius, đồng thời ông cũng là hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, ông khéo léo chuyển từ Hausbau (tiếng Đức nghĩa là kiến trúc nhà ở) sang Bauhaus để lấy làm tên trường, tạo nên sự khác biệt rõ rệt trong phương thức giảng dạy với các ngôi trường khác. Đến năm 1933, Bauhaus bị phát xít Đức giải tán, tuy chỉ tồn tại vỏn vẹn 14 năm nhưng lý luận và học thuyết của nó đã gây ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới, hình thành nên trường phái và phong cách Bauhaus.

Các giai đoạn phát triển của trường phái Bauhaus 

Phong trào Bauhaus trải qua 3 giai đoạn phát triển chính

Giai đoạn 1 (1919-1925)  thời kỳ Weimar. Dưới thời hiệu trưởng WALTER GROPIUS, đưa ra quan điểm “Lý tưởng cao cả của sự thống nhất nghệ thuật và kỹ thuật”, đảm nhận việc đào tạo các nhà thiết kế và kiến trúc sư của thế kỷ 20. Ông tuyển dụng những nhân tài, thuê các nghệ sỹ và thợ thủ công để giảng dạy, hình thành một hệ thống giáo dục kiểu mới kết hợp lý thuyết với thực hành, giảng dạy nghệ thuật với thao tác thủ công.

Giai đoạn 2 (1925-1932) Thời kỳ Dessau. Trường Bauhaus được xây dựng lại ở Dessau, thực hiện phương pháp giảng dạy nhất thể hóa giữa thiết kế và thao tác thực hành và đạt được kết quả xuất sắc. Năm 1928, GROPIUS từ chức, người kế nhiệm là chủ nhiệm khoa kiến trúc HANNS MEYER. Ông có xuất thân từ Đảng Cộng Sản và đưa nghệ thuật Bauhaus mở rộng sang chính trị khiến nó phải đối mặt với áp lực chính trị ngày càng tăng. Cuối cùng chính Meyer phải từ chức năm 1930 và người đảm nhận chức vụ của ông sau đó là L MIES VAN DE ROHE. Mies đã cố gắng hết sức để duy trì hoạt động của trường, nhưng sau khi Phát xít chiếm Dessau vào tháng 10 năm 1932, ông buộc phải đóng cửa Bauhaus

Giai đoạn 3 (1932-1933) Mies chuyển trường đến một tòa nhà văn phòng bỏ hoang ở Berlin và hi vọng tập trung lại trường.  Nhưng tinh thần Bauhaus không được phát xít Đức chấp nhận, Mies bất lực khi phải đối diện với chính quyền Phát xít mới lên nắm quyền. Đến tháng 8, Bauhaus được tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn. Đến tháng 11/1933, Bauhaus chính thức bị đóng cửa và kết thúc quá trình lịch sử phát triển 14 năm.

Ảnh hưởng của phong cách Bauhaus

Sự đóng góp lớn nhất của Bauhaus cho thế giới hiện đại là giải phóng nghệ thuật khỏi sự độc quyền chiếm giữ của một số quốc gia, dân tộc, giai cấp, và đưa nó trả lại cho công chúng. Nó làm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất nghệ thuật.

Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với những tác phẩm, vật phẩm nghệ thuật  của các ngành công nghiệp hiện đại, cho dù là sách báo, phim ảnh, thời trang, đồ gia dụng, nội thất hay kiến trúc đô thị…. đều có thể nhìn thấy sự ảnh hưởng của phong cách Bauhaus.

Trong xã hội tối giản và theo đuổi mục tiêu bảo vệ môi trường, thì quan điểm, phong cách Bauhaus không chỉ không lỗi thời, mà nó còn tiếp tục phát huy, mang lại lợi ích cho nhân loại.

Phong trào Bauhaus mang lại giá trị to lớn trong nghệ thuật

  1. Nhấn mạnh phong cách làm việc nhóm, tập thể để đánh bại rào cản cá nhận của giáo dục nghệ thuật, đặt nền tảng phát triển doanh nghiệp
  2. Nhấn mạnh tiêu chuẩn để phá vỡ sự tự do hóa hời hợt và phi tiêu chuẩn của việc giáo dục nghệ thuật thời kỳ đầu.
  3. Thiết lập một hệ thống giáo dục mới có nền tảng khoa học, nhấn mạnh sự kết hợp giữa phương pháp làm việc logic, khoa học với biểu hiện nghệ thuật. Đưa hệ thống giáo dục từ nghệ thuật cá nhân chuyển thành nghệ thuật dựa trên khoa học.
  4. Đưa trọng tâm thiết kế từ sáng tạo ngoại hình chuyển thành giải quyết vấn đề sáng tạo. Bởi vậy, thiết kế đầu tiên đã loại bỏ những sai lầm về hình thức, đạt được yêu cầu mỹ quan, kinh tế, tiện lợi và nhu cầu thực tế sử dụng. Đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thiết kế hiện đại
  5. Dựa trên thí nghiệm của nhà thiết kế người Bỉ Henry van der Weld, Bauhaus đã sáng tạo ra các loại văn phòng làm việc bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, gỗ, gốm sứ, dệt may, nhiếp ảnh…
  6. Phá vỡ khuôn khổ giáo dục nghệ thuật theo phong cách cũ, sáng tạo nên phương thức kết hợp sản xuất đại công nghiệp, đặt nền móng cho giáo dục thiết kế hiện đại.
  7. Bồi dưỡng nhiều tài năng có chuyên môn thành thục nghệ thuật truyền thống lại am hiểu phương thức sản xuất công nghiệp hiện đại kết hợp với quy luật thiết kế mới. Hình thành nên một phong cách mỹ thuật mới, đẹp mắt và tối giản, nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp hiện đại.

Tìm hiểu về phong trào Bauhaus hiện đại

Trường Bauhaus chính là nơi  thúc đẩy tạo nên trào lưu chủ nghĩa Bauhaus hiện đại.

Bauhaus có đóng góp lớn cho ngành thiết kế công nghiệp hiện đại, đặc biệt ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục thiết kế. Phương pháp giảng dạy của nó đã trở thành nền tảng của giáo dục nghệ thuật ở nhiều trường học trên thế giới và đào tạo ra các kiến trúc sư, nhà thiết kế xuất sắc cho kiến trúc hiện đại, đưa thiết kế lên một tầm cao mới. Thế nhưng, các sản phẩm công nghiệp được sản xuất và thiết kế theo phong cách Bauhaus lại không rõ về số lượng và  phạm vi. Thậm chí sản phẩm của Bauhaus lại không hề có mặt ở Đức- một trong những nước công nghiệp lớn của thế giới hay nói cách khác ở đây, Bauhaus không phát huy được sức ảnh hưởng.

Ảnh hưởng của Bauhaus không nằm ở thành tựu mà ở tinh thần. Tư tưởng Bauhaus trong một thời gian đã từng được coi là kinh điển của chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên những hạn chế của nó cũng dần được nhìn nhận, những ảnh hưởng không tốt của nó đến thiết kế công nghiệp cũng bị phê bình.

Cụ thể, để theo đuổi những hình thức thiết kế mới,  Bauhaus  nhấn mạnh quá nhiều vào các hình học lập thể trừu tượng trong thiết kế. Quan điểm “hình lập thể là thượng đế” bất cứ sản phẩm nào, vật liệu nào cũng sử dụng tạo hình lập thể  có thể phá hỏng chức năng sử dụng của sản phẩm đó. Hơn nữa, việc áp dụng tạo hình hình lập thể khiến ta có cảm giác lạnh lẽo, thiếu tính nhân văn đối với các vật liệu, sản phẩm.

Bauhaus tích cực truyền bá nghệ thuật đến công chúng, nhưng thiết kế của nó có tính trừu tượng và sâu sắc, chỉ có số ít bộ phận trí thức hoặc người giàu có mới thưởng thức được. Đến nay, không ít các tác phẩm theo phong cách Bauhaus có giá trị rất cao, đắt đỏ, nhưng chỉ được xem như tượng trưng cho cái đẹp thẩm mỹ và địa vị xã hội. Một ví dụ điển hình là chiếc ghế Mise của Barcelona, với giá bán hàng trăm đô la.

 

Hoa hồi tên tiếng anh là  Illicium verum Hook.f., là một loại thực vật thuộc họ hồi, bát giác (8 cánh). Hoa hồi (hay còn gọi là quả hồi) có hình vương miện, elip hoặc hình nón, vỏ cây màu xám đậm, cành rậm rạp. Lá cây mọc không đều, lá có hình oval.

Cây hồi là loài thực vật được trồng ở khu vực vành đai nhiệt dới Nam Á, ưa thích khí hậu trên núi đông ấm hạ mát, cây phát triển tốt nhất khi được trồng trên đất cát có tính axit, điều kiện thoát nước tốt. Mùa hoa chính vào tháng 3 đến tháng 5, tháng 9, 10 quả chín. Hoa trái mùa ra vào tháng 8 đến tháng 10 đậu quả vào tháng 3, 4 sang năm.  Hoa hồi có màu hồng, hồng đỏ

Hoa hồi khô có nhiều tác dụng trong y học, chế biến món ăn và công nghệ sản xuất tinh dầu

Hoa hồi dùng để làm gì?

Hoa hồi có rất nhiều công dụng và tác dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong ngành công nghiệp chủ yếu được dùng để làm gia vị, làm thuốc. Vỏ, hạt và lá hồi đều chứa tinh dầu thơm, được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, rượu, bia cụ thể như sau:

  1. Dùng làm gia vị

Cây hồi là một loại gia vị nổi tiếng với mùi thơm và hương vị đặc biệt. Hoa của nó có thể sử dụng trực tiếp trong gia vị hàng ngày để nấu các món ăn như hầm, luộc, muối… hoặc nêm trực tiếp vào món ăn.

Ngoài ra, tinh dầu hoa hồi và dầu nhựa cây hồi thường được dùng trong các ngành công nghiệp thực phẩm để chế biến các sản phẩm thịt, gia vị, nước ngọt, đồ uống, bánh kẹo, bánh ngọt và đồ nướng…

Tinh dầu nhựa cây hồi cũng giống như những tinh dầu thơm thực vật khác, những năm gần đây lượng tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường ngày càng tăng lên, và có xu hương  thay thế dần các nguyên liệu gia vị cũ.

Cây Hồi được trồng nhiều ở Lạng Sơn và một số tỉnh của Việt Nam ta

Dùng để làm thuốc

Hoa hồi chín, phơi khô chứa tinh dầu thơm, chất béo, protein, nhựa…chiết xuất nên tinh dầu hoa hồi. Trong đó hạt hồi chiếm 1,7- 2,7% tinh dầu, quả khô và lá khô chiếm 12-13% và 1,6-1,8%  tinh dầu.

Thành phần chính của tinh dầu hoa hồi là Anethole, Anisaldehyd và Anisylacetone, Safrole, Parkene..

 

Hoa hồi có tác dụng chủ yếu là lưu thông khí huyết, điều trị bệnh dạ dày, cảm lạnh, nôn, lạnh bụng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi… Nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến mắt và viêm loét nếu lạm dụng quá nhiều.

Quả hồi có tác dụng tăng cường chức năng dạ dày, điều hòa nội khí, giảm đau, phòng trị cảm hàn, các bệnh về tiêu hóa và suy nhược thần kinh…Với sự phát triển không ngừng của ngành y dược, chất axit shikimic chiết xuất từ  cây hồi có thể dùng để điều chế thuốc chống ung thư, và sản xuất thuốc chống cúm A hoặc cúm B.

Quả hồi khô  chứa 8- 13% axit shikimic, là nguyên liệu thực vật tự nhiên tốt nhất, ngoài cây hồi độc (cây hồi dại) chưa phát hiện loại cây nào có giá trị sản xuất tiềm năng hơn nó.

Cấm sử dụng cây thuốc này với các bệnh nhân có tiền sử các bệnh về mắt, hội chứng khô hạn, mãn kinh, bệnh lao phổi, hen suyễn phế quản, bệnh gút, tiểu đường, phát hỏa, ăn ít hoặc ăn kiêng.

  1. Là tinh dầu quan trọng trọng sản xuất công nghiệp

Với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng chú ý đến việc nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm gia công từ quả hồi, để khai thác được hết giá trị to lớn của loài cây này. Từ năm 1980 người ta đã bắt đầu gia công các sản phẩm có thành phần từ hạt hồi, tinh dầu hoa hồi… các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hương liệu, hóa chất và y dược. Là chất chống côn trùng, chất tạo mùi hương cho các  sản phẩm như thuốc lá,  xà phòng thơm, nước súc miệng, kem đánh răng…

Hoa hồi có thể đươc sử dụng để diệt trừ sâu bọ khi cất trữ lương thực, nó kết hợp với tế tân, tía tô dại… để tạo thành chất  lí tưởng  chống côn trùng có hại đến các loại hạt như thóc lúa, ngô, đậu…hiệu quả diệt trừ lên đến 95%, thời gian sử dụng đến 8 tháng.

Trong công nghiệp, nó còn được dùng trong chất phụ gia để mạ điện không có cy-a-no-gen.

Quả, hạt và lá hồi đều chứa tinh dầu thơm, được dùng để sản xuất mỹ phẩm, rượu khai vị, bia và ngành công nghiệp thực phẩm. Hiện nay Trung quốc là nước sản xuất dầu hồi lớn nhất trên thế giới, cả trong nước và xuất khẩu. Tinh dầu hoa hồi của Trung Quốc chiếm 80% trên thị trường thế giới.

Gỗ cây hồi có màu nâu đỏ nhạt hoặc nâu đỏ đậm, đường vân thẳng, chất gỗ nhẹ mềm có mùi thơm thích hợp để làm đồ gỗ, đồ gia dụng…

Tinh dầu hoa hồi là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng của hoa hồi, vị ngọt, kết tinh ở nhiệt độ 15 ℃, hòa tan trong ethanol và ether. Thành phần chính là hạt hồi , chiếm 80-90% chứa acetaldehyd và các chất khác. Được sử dụng như chất tạo mùi thơm cho kem đánh răng, thuốc, đồ uống, thực phẩm…

Cây hồi có các loài họ hàng với nó, trong đó loài hồi dại có độc tính, nếu trúng độc có thể dẫn đến tử vong. Đặc điểm nhận dạng  loài hồi này là hoa thường không có 8 cạnh, hình dáng khác với hồi được trồng. Vỏ ngoài sần sùi, phần đầu của mỗi cạnh nhọn, cong, không có vị ngọt như hồi trồng, hoặc có vị nhạt, tê, hơi chua, đắng.

Các loại cây và hoa hồi

Cây hồi thật (hoa hồi) thường có 8 cạnh tạo thành 1 chùm quả, màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ. Vỏ dày,  đầu cạnh cùn, có mùi thơm đậm đà, vị cay và ngọt.

Cây quế: thường có 10-13 cạnh tạo thành 1 quả, màu đỏ hoặc nâu đỏ, vỏ mỏng, cạnh dài và đầu cạnh hơi ngọn, mùi thơm nhẹ nhàng như mùi cây thông, vị nhạt, tê lưỡi.

Cây hồi đỏ: thường có 7-8 cạnh tạo thành 1 quả, màu nâu xám. Đầu cạnh nhọn và cong lên trên, mùi nhẹ nhưng đặc trưng, vị chua hơi ngọt

Cây đại hồi: thường có 10-14 cạnh tạo thành 1 quả,  màu nâu nhạt hoặc nâu xám. Vỏ mỏng, cạnh dài và nhọn, hơi cong, mùi nhẹ nhưng đặc trưng, vị nhạt và tê lưỡi.

Cây hồi dại: có 10-14 cạnh tạo thành 1 quả,  dài 1,6-2mm rộng 0,4-0,6mm, đầu cạnh dài và hơi nhọn, hơi cong. Vỏ mỏng, cuống dài 1,5-2mm, vị nhạt, ngậm lâu có vị tê lưỡi.

Cây tiểu hồi: có 10-13 cạnh tạo thành 1 quả, quả có hình chiếc thuyền nhỏ, dài 1,8-2,3mm, rộng 1,5-1,8mm, đầu nhọn, không cong, vỏ dày có vị thối, đắng, cay, tê lưỡi.

Bởi có nhiều loài có hình dáng quả tương tự hồi nên khi tách quả ra, trộn lẫn với nhau, rất khó để phân biệt hoa hồi thật giả.

Cách trồng chăm sóc và chống sâu bệnh cho cây hồi

Cây hồi là loài cây đem đến cho người dân giá trị kinh tế cao, hoa hồi có nhiều công dụng như làm gia vị, làm thuốc, chế phẩm của nó được sử dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp. Những năm gần đây, nhu cầu mua bán các sản phẩm về hồi tăng cao. Ở Việt Nam, cây hồi được trồng nhiều ở cùng Đông Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có diện tích hồi lớn nhất cả nước với hơn 33 nghìn ha và đang trong thời kỳ thu hoạch. Để cây hồi phát triển và cho giá trị kinh tế, việc trồng và chăm sóc cây là công việc vô cùng quan trọng. Bài viết sau tổng hợp các bước để trồng và chăm sóc cây hồi từ khi gieo hạt đến khi cây trưởng thành và cho thu hoạch, cũng như cách để kéo dài tuổi thọ cho cây.

  1. Chọn vườn ươm

Để có một cây hồi giống tốt, vườn ươm là điều kiện tiên quyết, đặc biệt là đất trồng. Khi chọn đất vườn ươm, chúng ta phải xem xét đầy đủ các yếu tố toàn diện về mọi mặt.  Ngoài việc xem xét đến môi trường sinh thái bên ngoài phải phù hợp với sự phát triển của cây giống, vườn ươm cũng phải là nơi có điều kiện giao thông và thông tin thuận lợi.

Nếu vườn ươm để trồng cây gây rừng, thì nên chọn vị trí gần khu vực trồng rừng. Điều kiện cơ bản nhất là nguồn nước, môi trường ẩm ướt, tâng đất dày, xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, ở sườn núi, chân núi, đồi có độ dốc dưới 20 độ. Không nên chọn ở vùng đất khô hạn, bằng phẳng, hoặc gần những vườn ươm trồng hồi có sâu bệnh.

Đất ươm cần có tính axit hoặc hơi chưa, độ pH tốt nhất khoảng 5- 5,5, không vượt quá 6.0, không thâp hơn 4,5.

Vườn ươm không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp nên phải làm mái che mát. Tốt nhất nên chọn vườn ươm ở những khu rừng thưa, có không gian trống.

  1. Làm vườn ươm

  • Làm đất

Sau khi chọn xong vị trí làm vườn ươm, chúng ta sẽ tiến hành làm đất vào khoảng tháng 10- 11. Đầu tiên làm sạch cỏ trên nền đất, san nền bằng phẳng. Phơi cỏ khô rồi đốt, nếu có những cây to có thể giữ lại làm bóng mát.

Xới đất sâu khoảng 20cm, vỡ đất và loại bỏ sỏi hoặc rễ cây, vun luống ngay ngắn. Chiều rộng của luống khoảng 1- 1,2m, cao 20cm, chiều dài tùy theo thực tế của vườn ươm, để tiện cho việc chăm sóc. Giữa các luống để lỗi đi rộng khoảng 40cm, sau khi làm xong luống, vỡ đất một lần nữa cho đất nhỏ vụn, tiện cho việc gieo hạt. Đồng thời phải đào lối thoát nước ở 4 góc luống và giữa các luống, tránh tình trạng đọng nước trên luống ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt giống.

  • Làm mái che

Vào khoảng thời gian trước tháng 10, nếu để ánh nắng chiếu trực tiếp lên cây hồi non, nó sẽ bị cháy nắng và chết. Vì vậy, sau khi làm đất xong chúng ta phải làm mái che mát cho cây hồi. Vật liệu để làm mái che chủ yếu là cột, dây và vật dụng lợp mái che.

Theo phương pháp truyền thống, người ta sử dụng cột hoặc cọc gỗ có chiều dài 5-8cm, dùng cọc tre hoặc cành tre dài để liên kết, lợp mái bằng lá cây, cỏ…

Nếu muốn làm giàn mái che lâu dài có thể sử dụng cột bê tông, thanh sắt dài để thay thế cho cọc tre, dùng lưới nhựa đen che nắng với mức độ ánh nắng truyền qua chỉ từ 20-10%

Mái che phải có độ ổn định, lượng ánh sáng chiếu qua đồng đều khoảng 10%.  Không nên làm mái che quá cao hoặc quá thấp, cao quá vừa khó làm vừa dễ bị gió thổi, thấp quá thì khó chăm bón cho cây hồi con,

  • Làm hệ thống tưới nước

Căn cứ theo quy mô diện tích vườn ươm để làm hệ thống tưới, cây hồi ươm và cây triết cành cần lượng nước khá lớn nên phải làm hệ thống hoàn thiện. Cây giống ghép cần ít nước hơn nên có thể làm hệ thống tưới nước quy mô nhỏ, tiết kiệm, bảo đảm cung cấp lượng nước đủ cho cây giống phát triển là được

Trước khi gieo hạt phải làm xong hệ thống tưới nước, bao gồm hồ chứa, đường ống dẫn nước, vòi phun…có thể dùng ống thép hoặc ống nhựa đều được, được lắp đặt phía dưới mái che hoặc chôn ngầm dưới đất. Nếu vườn ươm   ươm giống lâu dài nên làm hệ thống tưới tự động, số lượng vòi phun và khoảng cách các vòi với nhau tùy theo tình hình diện tích thực tế.

  1. Chăm sóc cây hồi giống

Khi chăm sóc cây hồi giống chủ yếu chú ý đến nước, phân bón, vệ sinh, sâu bệnh hại…việc chăm sóc tốt hay không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của cây giống,

  • Nước

Cây con từ khi gieo hạt xuống đất đến khi lớn thành cây giống cần rất nhiều nước, đặc biệt là cây túi giống. Nếu thiếu nước hạt giống hồi sẽ không nảy mầm dẫn đến chết. Vì vậy phải đảm bảo tưới đủ nước cho hạt giống phát triển thành cây.

Một số thời kỳ chúng ta phải nắm được để chú ý tưới nước đầy đủ cho  hạt giống hồi.

Thứ nhất, khi gieo hạt xuống đất, thời gian này thường ít mưa, khô hạn, thiếu nước nên cần tưới nước thường xuyên, để đất luôn ẩm ướt hạt mới nảy mầm được.

Thứ hai, khi hạt nảy mầm, bắt đầu ra lá mầm. Thời gian này vào tầm tháng 4-5, thời tiết khá khô nóng, cây mầm thiếu nước sẽ rất dễ chết.

Thứ 3, sau khi mở giàn mái che, thời gian này vào mùa đông xuân, đa phần nhiều nơi khí hậu khô ráo, cây hồi non dễ bị chết khô, đặc biệt cây túi giống phải tưới thật nhiều nước. Đồng thời, vào mùa mưa phải chú ý thoát nước, tránh để cây giống bị ngập nước chết.

Cây túi giống cần nhiều nước, chăm sóc kỹ hơn so với cây gieo hạt. Cây gieo hạt truyền thống khi gieo hạt xuống đất và khi nảy mầm mới cần tưới nước 1-2 lần, sau đó chỉ cần trời mưa là đủ nước, khá dễ chăm. Nhưng khi ươm cây túi giống bắt buộc phải chọn nơi có nguồn nước dồi dào, mới có thể đảm bảo ươm giống thành công.

  • Phân bón

Bón phân vừa để cây non phát triển khỏe mạnh, vừa để cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Cây giống được bón phân phát triển rất nhanh, sau 1 năm cây hồi giống có thể cao tới 50-60mm, nếu không bón phân, cây chỉ cao khoảng 20-30 cm.

Trước khi gieo hạt, phải bón phân lót, đối với cây túi giống cần làm đất, bón phân đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này là rất quan trọng, lưu ý chỉ bón lượng vừa đủ, nếu bón quá nhiều, cây lớn nhanh nhưng thân và lá rất mềm, sau khi trồng tỉ lệ sống thấp, vận chuyển khó khăn. Nếu đất đã tốt sẵn thì không nên bón nhiều phân.

Loại phân phù hợp nhất là phân bón NPK, hoặc có thể dùng các loại phân bón lá.

  • Làm cỏ

Hoa hồi nở chính vụ vào mùa xuân, lúc này các loài cỏ dại cũng bắt đầu nảy mầm và phát triển. Đặc biệt vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm cỏ dại mọc lên rất nhiều cũng là điều kiện lý tưởng cho sâu bệnh sinh sôi. Nếu không làm sạch cỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hồi giống.

Làm cỏ và don dẹp lá rụng là công việc hàng ngày phải làm, thời kỳ quan trọng nhất là từ khi cây giống nảy mầm chui lên mặt đất, đến khi mọc 2 lá mầm. Nếu bị cỏ dại che lấp, cây mầm sẽ rất dễ bị sâu bệnh.

  • Luyện giống

Là quá trình gỡ bỏ mái che, cho cây giống thích ứng với môi trường tự nhiên. Cây hồi giống vốn sinh trưởng trong môi trường bóng râm, rất mềm và yếu, không chịu được ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu không trải qua quá trình tôi luyện làm quen, khi ra ngoài sẽ không thể sống được.

Khi cây giống cao khoảng 30cm hoặc đến tầm tháng 10 là có thể gỡ mái che, cho cây chuẩn bị xuất vườn. Thời gian luyện giống ít nhất là 30 ngày. Chú ý nếu vào mùa đông, thì chiều tối nên đạy mái che cho cây để giữ ấm, tránh sương lạnh.

  • Xuất vườn

Cây hồi giống được nuôi dưỡng đến một thời kỳ nhất định có thể xuất vườn, thời gian xuất vườn dựa vào tình trạng sinh trưởng của cây hoặc yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn xuất vườn thường là cây cao 30-45cm, đường kính 0,4- 0,5cm trong năm đầu và  cao 45-60cm, đường kính 0,8cm trong năm thứ 2.

Nếu không đạt được tiêu chuẩn thì có thể nuôi tiếp hoặc loại bỏ.

  1. Chăm sóc cây hồi trưởng thành

  • Thời kỳ sinh trưởng:  Là thời kỳ cây trồng bắt đầu sinh trưởng đến khi cứng cáp, khoảng thời gian này từ năm thứ nhất đến năm thứ 1. Cây hồi phát triển khỏe mạnh nhanh hay chậm, chất lượng và sản lượng của cây sau này  phụ thuộc vào cách chăm sóc ở thời gian này.
  • Làm đất: trước khi trồng cây giống, phải làm đất tốt, cung cấp dinh dưỡng cho đất, đến năm thứ 2 có thể trồng xen canh một số loài cây như đậu, ngôi, dưa… có lợi cho sự sinh trưởng của cây hồi.
  • Bón phân: cây hồi không cần bón phân thường xuyên, chỉ cần tưới đủ nước khi trồng cây, nguồn nước ổn định là cây có thể sống rất nhanh. Sau đó 1-2 năm, mỗi năm bón phân 1 lần. Trước khi bón nên làm đất để đất hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đến năm thứ 3, bón phân 2 lần vào mùa xuân và mùa thu hàng năm.
  • Làm cỏ và tỉa cành: mỗi năm làm cỏ 1 lần. Khi cây hồi cao khoảng 1m phải tỉa đi phần ngọn cây, đợi ngọn mới nảy ra khoảng 30cm thì giữ lại 2-3 cành khỏe mạnh, còn lại tỉa đi. Thời gian tỉa cành nên tiến hành trước mùa xuân, khi cây chuẩn bị đâm chồi nảy lộc.
  • Chăm sóc thời kỳ ra quả

Từ khi cây hồi bước vào thời gian ra quả đến khi cây già, thường từ năm thứ 10 đến năm thứ 50, thậm chí đến 100 năm.

Cây hồi thường ra hoa vào tháng 8 năm đầu tiên, và quả chín vào tháng 8 năm sau, cây lâu năm luôn có cả hoa và quả. Việc chăm sóc cây vào thời ký này sẽ quyết định đến sản lượng và tuổi thọ của cây. Chăm sóc tốt cây có thể có tuổi thọ lên đến 100 năm, nếu không chỉ được 20-30 năm mà thôi.

  • Làm đất và bón phân: khi cây hồi đã ra hoa kết quả, sẽ cần lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn, nếu đất khô cằn, không bón đủ lượng phân, cây sẽ không khỏe mạnh để nuôi hoa và quả. Mỗi năm nên làm đất và dọn cỏ dại 1 lần, bón phân 2 lần
  • Tỉa cành: việc tỉa cành để khống chế chiều cao của cây, để các cành bên phát triển thành tán rộng, cành mới ra thay thế cành già.

Cắt tỉa cành để lại các tán ra theo mỗi độ cao nhất định của cây, mỗi tán giữ lại 3-4 cành khỏe mạnh làm cành chính, cắt bớt những cành nhỏ. Khi cây cao tầm 3-3,5m nên cắt đi phần ngọn để cây không phát triển chiều cao nữa, mà tập trung nuôi tán. Đồng thời tỉa bỏ những cành già, cành có sâu bệnh để cành mới nảy ra. Nếu cây ra hoa, quả quá nhiều, cây không cấp đủ chất nuôi quả, cũng cần tỉa bớt để đảm bảo chất lượng của quả.

Thời gian cắt tỉa cành nên tiến hành sau mùa thu hoạch quả, trước mùa xuẩn.

  1. Chăm sóc cây hồi khi già

Tuổi thọ kinh tế của cây hồi rất dài, cây trên 100 tuổi vẫn có thể ra hoa kết quả. Việc chăm cây già cũng rất quan trọng, có thể kéo dài tuổi thọ, ngược lại nếu không chăm sóc tốt, cây có thể bị lão hóa sớm, rút ngắn thời gian khai thác giá trị kinh tế

Cách chăm sóc thời kỳ này cũng giống thời kỳ cây trưởng thành, bón phân tỉa cành tùy theo sự phát triển của cây.

Tóm lại, công việc chăm sóc cây hồi rất quan trọng, chúng ta nên căn cứ theo tình hình kinh tế của mỗi gia đình để lựa chọn cách trồng và chăm sóc phù hợp, không nên trồng quá nhiều để rồi không chăm được hết, sẽ không thu được giá trị kinh tế như mong đợi.

Gián Dubia là một loại côn trùng thuộc bộ Blattodea (hay còn gọi là bộ gián) có kích thước tương đối lớn, gián trưởng thành dài khoảng 35-40mm có màu nâu sẫm. Đây là loài gián có giá trị kinh tế cao, tại Nhật Bản, một hộp 15 con gián Dubia có giá lên tới 500 Yên (100.000 VNĐ) nên được nhiều người tìm nuôi. Gián đất Dubia đực có râu dài, cánh dài qua bụng, gián cái có râu ngắn hơn và râu ngắn. Mặc dù có cánh nhưng khác với một số họ gián khác thì gián Dubia không biết bay và không biết leo tường, vậy nên đây là loài gián khá dễ nuôi và không sợ gián bay mất.

Tên gọi khác là gián đất và tên tiếng Anh là Blaptica Dubia

Nuôi gián Dubia có giá trị kinh tế cao

Đặc điểm và tập tính sinh sống của gián Dubia

Dubia là côn trùng sống về đêm,  thích sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới và ăn mùn, rễ cây hoặc xác động vật. Khả năng vận động yếu, di chuyển không linh hoạt và sợ kích thích ánh sáng mạnh.  Giống các loài gián khác, râu có tác dụng đánh mùi như khướu giác.

 Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sống là điều tối quan trọng đối với gián Dubia. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây chết gián. Còn độ ẩm chủ yếu ảnh hưởng đến sự lột xác và sinh sản của gián Dubia

Là một loại côn trùng, gián Dubia là loại động vật biến nhiệt ( nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường). Và khi nhiệt độ môi trường giảm, quá trình hoạt động kiếm ăn của loài gián này cũng giảm. Nghiên cứu chỉ ra gián Dubia có thể sẽ chết khi nhiệt đội dưới 5 độ C. Khi nhiệt độ vượt 35 độ C, gián ăn ít thậm chí không ăn.

Nhiệt độ sống thích hợp nhất dành cho gián Dubia là từ 23-35 độ C các bạn nhé. 

Môi trường nuôi gián như thế nào?

Về cơ bản, gián Dubia phát triển rất tốt trong môi trường ẩm ướt cao giúp cho khả năng sinh sản tăng mạnh và gián dễ lột xác hơn. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhân tạo độ ẩm và nhiệt độ có thể khiến nấm mốc phát triển có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và gây chết gián. Do đó khi nuôi gián Dubia bạn cần chú ý vệ sinh thùng nuôi, lồng nuôi sạch sẽ hoặc không nên để độ ẩm quá cao. Theo nghiên cứu độ ẩm thích hợp nhất là khoảng 80%

Gián sinh sản như thế nào? Gián đẻ trứng hay đẻ con?

Trong khi các loài gián khác đẻ trứng, từ trứng nở thành con thì gián đất Dubia là loài đẻ con và có thể sinh sản tự nhiên mà không cần bất kì dụng cụ thiết bị hỗ trợ nào là ưu điểm khi nuôi loài gián này.

Gián sinh sản như thế nào? Mỗi lần loài gián giá trị cao này để từ 20-30 con. Cách 1-2 tháng gián sinh 1 lần. Gián trưởng thành không ăn con non nên bạn không cần tách gián con ra khỏi đàn.

Gián đất ăn gì? Cách nuôi và cho gián Dubia ăn

Nhìn chung gián đất khá dễ nuôi và nếu như bạn có kinh nghiệm về nuôi hàu thì cách nuôi gián đất khá giống với con vật này. Bạn cần có một không gian riêng để nuôi nó như dùng hộp, có thể sử dụng khay giấy đựng trứng gà bỏ vào bên trong. Gián Dubia là loài không thích hoạt động nhiều, chạy chậm so với gián nhà. Con đực có cánh dài và trong một đàn có thể có một số con sẽ bay được ở khoảng cách ngắn, đặc biệt là về ban đêm.

Nếu như hộp nuôi chuồng nuôi có nhiều con đực bạn cần chú ý chúng chạy đi mất. Tuy nhiên đó chỉ là số lượng ít vì gián đất bò khá kém (kèm hơn gián gián nhà rất nhiều).

Nhiệt độ thích hợp để nuôi gián từ 24- 32 độ C. Nếu muốn giảm mức độ sinh sản của gián thì bạn duy trì nhiệt độ từ 24- 27 độ C sẽ làm gián chậm tăng trưởng và sinh sản hơn và cũng giúp gián sống lâu hơn.
Khi nhiệt độ từ 29-30 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất cho gián hoạt động mạnh mẽ, sinh sản nhanh. Không được để nhiệt độ tăng quá 32 độ sẽ khiến gián bị chết và đánh nhau.
Gián hầu như ăn tất cả mọi thứ. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhân tạo, bạn có thể cho gián ăn đồ ăn giống như dế mèn, những đồ ăn nhiều protein. Mỗi tuần cho gián ăn 2-3 lần các loại rau xanh hoa quả ví dụ như củ cải trắng, cam, lê…là những loại thực phẩm giàu nước. Không cần cho ăn quá nhiều để tránh sinh nấm mốc. Sau khi ăn xong nên nhặt bỏ vệ sinh toàn bộ rau củ. Gián cũng cần uống nước, bạn chú ý khay nước không nên sâu quá sẽ khiến gián chui đầu vào uống bị chết đuối.

4 điều cần lưu ý khi nuôi gián đất Dubia

  • Nhiệt độ và độ ẩm

  1. Khống chế nhiệt độ và độ ẩm là một trong số các biện pháp quan trọng để nâng cao sản lượng sinh sản của gián dubia.  Nhiệt độ thích hợp nhất của chúng là 25-30℃, độ ẩm tương ứng là 65-70%. Chu kỳ sinh sản sẽ rút ngắn theo mức nhiệt độ tăng lên. Trong quá trình nuôi, khi mật độ ấu trùng dày, chúng sẽ cọ sát vào nhau làm thân nhiệt tăng lên, nhiệt độ tăng cao nhất lên đến trên 5℃ có thể khiến ấu trùng gián chết. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi cho sự sinh tồn của gián Dubia. Nếu không có điều hòa, vào mùa hè có thể tưới nước lên sàn nhà hoặc làm các lỗ thông gió để giảm nhiệt độ, mùa đông thắp đèn dầu để sưởi ấm, đảm bảo nhiệt độ bình thường cho gián.
  • Giai đoạn nuôi ấu trùng và trứng

  1. Gián đất cái trưởng thành bắt đầu có trứng, trứng của con cái sau khi nhận được tinh trùng của con đực, bắt đầu quá trình thụ tinh trong bụng. Khoảng 20 ngày sau, ấu trùng gián được sinh ra. Tiếp đó, ấu trùng lột xác thành gián con. Cả quá trình này diễn ra trong khoảng 80- 100 ngày, gián Dubia lớn lên sẽ chuyển từ màu nâu sang màu đen. Nếu trứng của con cái không được thụ tinh kịp thời, nó sẽ được đào thải ra ngoài và cần được dọn dẹp sạch sẽ.
  • Phòng chống bệnh cho gián

  1. Khi cho gián ăn quá nhiều sẽ làm thân nhiệt của chúng tăng lên, khiến gián bị chướng bụng và khó tiêu. Chúng ta dễ dàng phát hiện ra bởi bụng của gián dubia to lên bất thường, gián bò chậm chạp. Nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của gián và  làm rối loạn enzym tiêu hóa, làm thức ăn trong bụng chúng lên men. Trường hợp nghiêm trọng có thể gián sẽ chết hàng loạt, vì vậy trước và sau khi cho gián ăn, phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng ổn định.
  • Phòng gián bị sán trùng

  1. Sán thường xuất hiện vào tháng 5- tháng 9, nguyên nhân chủ yếu do trứng của sán có trong thức ăn của gián Dubia. Vì vậy thức ăn của gián cần được bảo quản, đóng gói kỹ càng. Tốt nhất nên kiểm tra, tiêu độc trước khi cho gián ăn. Khi phát hiện sán có hại phải phun thuốc diệt sán, đặc biệt là các loại thuốc có thể diệt được trứng sán. Sau đó mang thức ăn  ra phơi vào những ngày có nắng.

    Nếu tích trữ quá nhiều thức ăn cho gián dubia, cứ nửa tháng lại tiến hành phun thuốc diệt sán một lần.

    Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển loài gián Dubia mới chỉ đang ở giai đoạn sơ khai. Chất kháng khuẩn, sitin và chitosan của gián  được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm, thuốc trị bệnh và làm chậm quá trình lão hóa của con người. Gián Dubia là loài mang thai rồi đẻ con, được xếp vào cấp động vật sạch, nên cần chú ý đến điều kiện môi trường và bảo quản thức ăn cho chúng.

    Loài gián này còn được dùng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi và phân bón cho các loài hoa quý hiếm mà không gây ô nhiễm môi trường. Đây được coi là thử nghiệm mới trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Gián sống được bao lâu?

Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra, tùy theo loại gián mà chúng có tuổi thọ khác nhau. Gián Đức sống từ 159- 203 ngày. Gián to Nhật Bản sống từ 150- 180 ngày.

Ông Địa chính là Tài Thần hay Thần Tài. Phong tục thờ Thần tài- Ông Địa vốn đă có ở Việt Nam từ lâu qua nhưng khi tha phương đất khách, dân Việt tỵ nạn lại càng không quên nhang đèn cúng qu?ơi đối với vị phúc thần này v́ nó càng liên hệ đến phúc lợi cho công việc bán buôn của họ. Bạn cứ ghé mắt nh́n vào ngạch cửa hay ở góc cuối của lối ra vào của một tiệm buôn nhỏ của một khu phố Việt Nam thì thấy một trang thờ Thần Tài. Tuy mang cùng danh Thần Tài, nhưng nếu chúng ta thắc mắc tra cứu sự tích qua sách vở thì thấy không phải duy nhất có một vị Thần Tài bụng bự mà c̣òn có thể nhiều vị với danh xưng và gốc gác khác nhau. Nhưng trên thực tế, vị Thần Tài nào đối với dân Việt Nam doanh thương ở Mỹ cũng xứng đáng được tôn sùng như nhau cả.

Ông Địa là ai?

Đồng bào Việt miền Nam từ hồi nào vẫn giữ thói cúng vái Ông Địa mà danh xưng chính thức đầy đủ là Địa chủ Tài thần 地主財神. Thói quen này ngoài Bắc và Trung Việt Nam và nó là tàn tích của đám di thần nhà Minh bên Trung Quốc qua xin lập những làng xóm Minh Hương vào thế kỷ 18. Tượng Ông Địa thường thấy ở khu Chợ lớn là một ông chít khăn đỏ, bụng phệ, mặt trắng có râu ria quớt tới mang tai, tay cầm cái quạt, một tay cầm điếu thuốc.

Cúng Ông Địa món gì?

Cúng Ông Địa không đòi hỏi lễ vật nhiều, chỉ cần vài thứ trái cây theo mùa hay một nải chuối xanh. Tuy nhiên vào ngày mồng 2 và ngày 16 hằng tháng, gia chủ cúng thêm xôi chè, thịt heo, thịt gà cọng với vài lời khấn vái trân trọng th́ Ông Địa lại càng hài ḷng mà ban cho thêm lộc! Tại sao Ông Địa lại có quyền phép sinh lợi cho người ta? Điều này không ai biết, nhưng theo lối giải thích về nguyên lư tương sinh của Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ th́ hành Thổ sinh ra hành Kim, nghĩa là kim loại vàng bạc được lấy từ ḷng đất lên. Vậy Ông Địa là người cai quản đất đương nhiên cung cấp vàng bạc nếu người ta biết hối lộ van vái ông. Trên phương diện biểu tượng, cái tượng đất của Ông Địa đánh mạnh vào ḷng tin tưởng chất phác của người ta: đó là một người vui vẻ nhàn nhă xuề x̣a, nhẩn nha hút thuốc tiêu dao thời gian. Bụng bự là “đại phúc” 大福c̣n tay cầm quạt phe phẩy hàm cái ư “ngồi mát ăn bát vàng”.

Bàn thờ Ông Địa thường rất đơn sơ ở các tiệm chạp phô nhỏ. Nhưng nếu bạn vào một tiệm buôn lớn, bạn sẽ thấy ngay lối vào cửa một trang thờ Tài Thần khác bằng gỗ sơn đỏ, có đề câu chữ nho thếp vàng ở mặt trước là Tụ Bảo Đường 寶 堂(căn nhà gom của quí) và hai bên có câu đối sau: Kim ngân ṭng địa việt – Phúc Lộc tự thiên lai 金銀從地越,( Bạc vàng dưới đất chui lên, Trời cao phước lộc đổ liền chẳng ngưng!). Nếu ṭ ṃ cúi xuống nh́n kỹ trong trang thờ th́ người ta thấy bức tranh Tài Thần mặc triều phục mũ măng uy nghi có quân hầu hai bên. Tả hữu bức tranh lại có câu đối: Tứ phương Kim Ngân hối _ Ngũ Lộ Tài Bảo lai 四方金銀匯 , 五路財寶來(Bốn phương vàng bạc tới – Năm hướng vật quí dâng). Hằng năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch là ngày vía Tài Thần , người Trung Hoa c̣n có tục “cúng cửa” với con gà trống luộc sau khi lấy máu gà bôi vào bục cửa. Ngũ Lộ là năm hướng Bắc Nam Đông Tây và Trung ương được người Tầu tin là có 5 vị Ngũ Lộ Phúc thần, 五路福神tương ứng với 5 anh em nhà kia làm chuyện nghĩa hiệp lúc chết được hiển linh giúp đỡ người trần..

Theo thần thoại Lăo giáo, Tài thần cai quản châu báu của trần gian, thường được vẽ đứng dưới một Cây Tiền mà cành lá toàn là xâu tiền, nén vàng bạc , lại có một con rồng ở giữa phun ra những trái vàng; tiền bạc vung văi đầy mặt đất nên có 5, 6 tiên đồng đứng quét! Phụ tá cho Tài Thần có 3 thần “Thiên tôn” là Chiêu Bảo thiên tôn  寶天尊có tài phép hú gọi tiền đến), Nă trân thiên tôn 拿珍天尊( có phép vơ bắt đồ quí giá) và Lợi Thị thiên tôn 利市天尊( có phép làm tiền sinh hoa lợi). Riêng chữ Lợi Thị chính là chữ ĺ x́ ta vẫn thường nghe có nghĩa là buôn may bán đắt và cũng là tiền mừng tuổi ngày Tết
.

Đôi lúc, người Tàu ở Việt Nam cúng cùng một lúc hai vị Tài Thần vẽ chung trên một bức tranh: bên trái là Vơ Tài Thần, bên mặt là Văn Tài Thần, chính giữa treo tấm biển đề viết 4 chữ: “Tài nguyên mậu thịnh” ( nguồn lợi dồi dào). Nếu bạn vô một khách sạn th́ thấy tranh là ông Quan Công đời Tam Quốc mặt đỏ râu xanh dài, tay cầm Thanh Long đao đóng vai Vơ Tài Thần vừa giúp đem tiền bạn lại, vừa đề pḥng trộm cướp cho gia chủ và khách hàng.. Hoặc giả tại một nhà chứa, người ta thường thấy tranh của Phật Bà Quan Âm treo ở trước nói lên ḷng lân tuất phù hộï của ngài đối với những cô gái hồng nhan phận bạc. Ở các cọng đồng Việt Hoa hải ngoại, các tiệm đổi tiền, ngân hàng, cơ sở mậu dịch thường trưng h́nh vị Tài Thần là một ông lăo râu tóc dài bạc phơ, tay cầm chuỗi tiền dài tên là Triệu Huyền Đàn  玄壇 Ngân hàng Tín Nghĩa của ông Nguyễn tấn Đời trước 1975 đă lấy h́nh Triệu Huyền Đàn làm huy hiệu.

Nh́n tóm lại, h́nh ảnh cho Tài Thần rất nhiều với nhiều tên gọi, nhiều gốc gác tùy theo địa phương hay ngành sinh hoạt, nhưng chung qui cũng đều là một thứ biểu tượng cho một niềm khát vọng của con người ấy là Hạnh Phúc vật chất mà chỉ có đồng tiền mới đủ mănh lực đem lại. Trong những ngày cận Tết, đi thăm thú những gian hàng tại những khu thương xá Việt Nam ở Mỹ, ta thấy rất nhiều kiểu tượng thần tài: thần tài đứng, thần tài ngồi, thần tài đẩy xe chở vàng, thần tài mặc triều phục, thần tài nhi đồng nam nữ… tượng nào tượng nấy trên tay  luôn luôn cầm nén vàng.

Thông điệp thiên biến vạn hóa của chữ Phúc

Biểu tượng về Hạnh Phúc trong mắt dân Tầu và ta nhiều khi không cần phải là tranh tượng của Tài Thần, mà lại cô đọng bằng một chữ thôi: Chữ PHÚC! Trong những câu chúc của các thiệp Tết và Giáng sinh, luôn luôn phải có chữ ” hạnh phúc” (nếu hiểu rành mạch từng chữ th́:”hạnh” là điều may, điều tai nạn rủi ro mà tránh được là hạnh! C̣n chữ ” Phúc” mới thực là sự tốt lành, cho nên chữ “Phúc” bằng Hán tự được người Tầu viết riêng hẳn ra như một thông điệp huyền bí như một chữ bùa hay chơi chữ  bằng h́nh vẽ con dơi (cũng đọc đồng âm là Phúc) . Đọc lại lịch sử, ta thấy con cháu của Nguyễn Hoàng chỉ nằm chiêm bao thấy thần nhân ban cho duy nhất ” một chữ Phúc” đă hưởng địa vị Chín đời Chúa và 13 đời Vua!

Người ta thường có câu : “Phúc không hai, tai không một” tương đương với câu Anh ngữ : “There is no second chance” và ” Misfortune never comes single”. Nếu trên thiệp chúc, bạn thấy h́nh  2 con dơi tức là có ư nghĩa ” Trùng Phúc” 重 福, bạn nên mua ngay  biết đâu bạn sẽ trúng số cá cặp hay kéo máy đánh bạc “hit Jack pot” hai lần.

Nhưng trùng phúc tức là Hạnh Phúc X 2  có vẻ chưa đủ với ḷng khao khát của người ta, nên ta c̣n thấy trên tường c̣n có một bức Bách Phúc Đồ mà người ta có thể mua về treo như một lá bùa dể có Một trăm lần Hạnh Phúc!

Nhưng chưa hết đâu! Thông thường, trong cuộc sống nếu bạn cầu ước năm điều Phúc là : 1) Phú (giàu)  2) Ninh( ở yên)  3) Thọ ( sống lâu) 4) Du háo đức 攸好德( có nhiều ơn đức)  5)  Khảo chung mệnh 终命( được chết già)ø, tôi khuyên bạn cố kiếm cái thiệp vẽ năm con dơi, năm chữ Vạn nằm vây quanh chữ Phúc ở giữa tức là bạn vớ được một lá bùa: Ngũ Vạn Phúc卐福( Happiness X 50,000).

Để tạm thay cho lời kết, đối với những bạn bi quan thường than rằng Ôi! hạnh phúc luôn luôn ở ngoài tầm tay, xin bạn hăy đến ngay một thương xá lớn Việt Nam mà đứng trước pho tượng Tài Thần rồi đưa tay xoa nhẹ trên cái bụng phệ của ông! Như thế, trong một tầm vóc ư nghĩa biểu tượng, các bạn đă  sờ được cái niềm hạnh phúc một cách cụ thể rồi. Đừng tưởng làm một cử chỉ nhỏ như thế không có một tí ǵ tác dụng công hiệu.

Triết học gia Pascal có nói đại khái: Bạn không tin Chúa ư? Hăy vào giáo đường qú xuống, đưa tay làm dấu thánh giá một cách thành khẩn… Chúa sẽ ngự vào ḷng bạn!

Hoa hướng dương là một trong những loài hoa đẹp và được nhiều người yêu thích. Hoa hướng dương vẽ cũng không quá khó nếu như bạn biết cách vẽ và lựa chọn theo phong cách đơn giản.

Cách vẽ hoa hướng dương đơn giản 

Bước 1: Trước tiên các bạn hãy vẽ một hình tròn ở gần trung tâm của trang giấy nhé. Bạn hãy chú ý đừng vẽ quá to vì hoa hướng dương của mình còn khá nhiều chi tiết đấy.

Bước 2: Sau khi vẽ xong hình tròn bên ngoài, chúng mình bắt đầu vẽ tới phần nhụy hoa (phần bên trong của vòng tròn nhé). Để vẽ bên trong của hoa hướng dương, chúng mình sẽ vẽ 3 đường kẻ gần như song song với nhau theo chiều ngang, và vẽ 3 đường kẻ cắt chéo nhé.

Thêm một nét nữa ở phần cạnh sẽ giúp cho bức tranh hoa hướng dương của chúng mình đẹp và cân đối hơn đấy.

Bước 3: Sau khi vẽ nhụy hoa thì chúng mình bước sang vẽ cánh hoa nhé. Để cho dễ vẽ, chúng mình hãy vẽ sau cho cánh của bông hoa to một chút sẽ đẹp và hài hòa hơn đấy.

Các cánh hoa nối tiếp nhau và mình cần chú ý sao cho các cánh của hoa hướng dương được đều và cân đối.

Sau khi vẽ được bốn đến năm cánh hoa, để cho tiện tay chúng mình sẽ vẽ từ trên xuống nhé.

Trong bức vẽ này mình sẽ bức hoa hướng dương vẽ sẽ có 8 cánh hoa. Sau khi vẽ xong nhụy hoa và cánh hoa, chúng mình cùng chuyển sang vẽ thân của hoa nhé. Vì là một bức tranh đơn giản nên các chi tiết mình cũng sẽ không sẽ cầu kỳ đâu nha.

 Bước 4: Vẽ thân hoa

Đây là bước vẽ khá nhanh và đơn giản. Chỉ cần với hai nét cơ bản là xong nhé. Tuy nhiên thì có một chi tiết cần chú ý, đó là hoa hướng dương là loài hoa mọc nghiêng thế nên phần thân của hoa chúng mình sẽ vẽ lệch sang một bên nhé. Như vậy hoa hướng dương mới có thể nghiêng mình về hướng mặt trời đón nắng, phải không nào?

Bước 5: Trang trí cho bức tranh hoa hướng dương

Để cho bức tranh thêm ấn tượng, mình sẽ trang trí thêm cho bức vẽ hoa hướng dương của mình chỉ với hai vật dụng đơn giản là bút xóa và hạt đỗ để làm nhụy hoa nhé

Dải đều bút xoa lên phần nhụy hoa và cánh hoa
dùng que sắt hoặc gỗ gạt đều từ nhụy hoa ra cánh hoa nhé

Sau khi đã gạt đều ra phần nhụy hoa và cánh hoa, chúng mình sẽ lây hạt đỗ và đặt vào bên trong nhụy hoa trước nhé.

Bạn có thể sử dụng que sắt lúc đầu gạt hạt đỗ ra cho đều.

Chúng mình cho cả lên phần viền tròn xunh quanh và phần thân hoa nhé.

Bước 6: Tạo màu vàng cho bông hoa

Dùng nhân đỗ màu vàng đã được nghiền nhỏ rắc đều lên các phần của bông hoa đều từ nhụy hoa tới cánh hoa.

Vậy là chúng mình đã cùng nhau vẽ xong tranh hoa hướng dương đơn giản và trang trí tuyệt đẹp rồi phải không nào?

Tìm hiểu về hoa hướng dương: Theo wiki, Hoa hướng dương là loài hoa có nguồn gốc từ Mexico, một quốc gia ở Nam Mỹ. Hoa có tuổi đời khoảng 1 năm, chiều cao trung bình từ 1-3m

Ngày nay, người ta biểu diễn điệu Tango của Argentine tại Paris và vũ điệu Salsa của Cuba tại Los Angeles. Dân Trung hoa xếp hàng để ăn Hamburger của Mc Donald tại thành phố Bắc kinh. Bánh ḿ ổ Parisien đă thu hút biết bao khách hàng ở Tây Phi. Tại Bombay những con chiên có thể theo dơi trực tiếp những chuyến du hành của Đức giáo hoàng trên những đài truyền h́nh. Và tại nhiều nơi trên thế giới, cùng một thời điểm, người ta đă khóc thương công nương Diana…

Đă không c̣n ranh giới, đă không c̣n những nét biệt lập, dặc thù của từng địa phương, dân tộc? Tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ và Gia Nă Đại, khách du lịch có thể cảm thấy nhàm chán trước những cảnh phố xá khác tên nhưng đồng dạng. Và trong các phi trường quốc tế, với cách thiết kế chuẫn mực của những cửa hàng , bảng hiệu cùng với hệ thống điều ḥa không khí, nhiều khi khách hàng không phân biệt được họ đang ở miền nhiệt đới hay đang ở xứ tuyết lạnh; ở Úc châu hay Mỹ châu…Sự toàn cầu hóa đang đồng nhất hóa lối sinh hoạt, cách tiêu thụ, ngay cả cách kiến trúc của các dân tộc trên khắp mọi nơi trên thế giới? Có nghĩa là song song với tiến tŕnh hoàn cầu hóa về kinh tế, những nền văn hóa độc lập đang có nguy cơ đi vào chung một khuôn lơi để mất dần bản sắc dân tộc đặc trưng của ḿnh??? Đối với rất nhiều người, toàn cầu hóa đồng nghĩa với Mỹ hóa , Âu hóa; và tiến tŕnh của hoàn vũ hóa sẽ đưa đến một chủ nghĩa độc văn hóa. Sắc thái đa dạng phong phú của nền văn hóa nhân loại hiện nay sẽ dần dần bị thoái hũy. Đây là mối ưu tư của nhiều dân tộc thiểu số, các nước nhược tiểu trước sự bành trướng nhanh chóng của các sản phẩm văn hóa Tây phương đặt biệt là Hoa Kỳ. Họ e sợ rằng con em họ sẽ chịu ảnh hưởng Tây phương mà chối bỏ cỗå tục dân tộc, chẳng hạn như dân Esquimo đă rời bỏ igloo để sống trong những căn nhà lưu động, họ di chuyển bằng motoneige thay v́ bằng raquette. Nhiều người cũng đă đặt câu hỏi rồi số phận của nền văn hóa Indien dAmazonie hay của sắc dân Népal sẽ ra sao với tiến tŕnh toàn cầu hóa

Mặt khác, cũng có nhiều học giả đưa ra những luận điểm rất lạc quan. Đối với họ, trong tinh thần hoàn cầu hóa, sự xúc tiếp tương giao giữa các luồng văn hóa chỉ khiến cho nền văn hóa quốc gia đượm thêm nhiều màu sắc phong phú hơn nhưng vẫn giữ được nét đặt thù dân tộc. Đa số các quốc gia khối Á châu, điễn h́nh là Nhật bản và Nam hàn, đều có ư niệm phấn chấn về sự giao lưu, tiếp cận văn hóa. Các nhà cầm quyền bản xứ hô hào, cổ vơ sự tham gia tích cực của toàn dân vào phong trào toàn cầu hóa để kịp sánh bước với thế giới. Và một trong những biện quả là việc xử dụng Anh ngữ như một ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng mẹ đẻ. Trên diễn đàn Going global in New Millenium của tờ báo The Korea Time có một phát biểu đầy phấn khởi: người Đại hàn không cần sợ bị mất sắc thái văn hóa của ḿnh, họ nên sợ mất cơ hội thưởng thức các nền văn hóa khác. (The Koreans need not fear losing their cultural identity . Rather, they should fear losing the chance of enjoying other cultures). Thái độ tích cực của khối Á châu có thể cũng dễ hiểu, tinh thần Á châu thường vọng ngoại và nhất là nền văn hóa Á châu có một gốc rễ sâu xa với một diện mục tinh túy riêng biệt, thường là đề tài ngưỡng mộ của Tây phương, khó mà bị pha nhập và đồng hoá vào văn hóa Tây âu.

Nói tóm lại, những quan điểm đối lập trên cho thấy rằng lănh vực văn hóa rất được quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Trong các diễn văn về toàn cầu hoá văn hóa, h́nh ảnh công dân toàn cầu trong ngôi làng toàn cầu (village global) với nền văn hóa đồng quy thường được đưa ra. Thực chất, nền văn hóa toàn cầu chỉ là một loại văn hoá tiêu thụ, giới hạn , cao về giá trị vật chất. Về mặt tinh thần, nền văn hóa này không thể so sánh được với ư nghĩa văn hóa sắc bản của mỗi dân tộc.Nền văn hóa dân tộc, theo định nghĩa của E.B.Taylor là một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cũng như mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xă hội tiếp thụ được. Toàn cầu hoá luôn gắn bó với lịch sử chủng loại nhưng đă chưa bao giờ xoá mờ được sắc thể đa diện phong phú của văn hóa nhân loại dù qua bao thăng trầm. Từ vài thập niên nay, hoàn vũ hóa đă có một bước nhảy vọt mang theo khuynh hướng nhất thể hóa về văn hóa. Nhưng đồng thời trên thế giới, luôn luôn hiện hữu những ư chí đề kháng, bảo vệ và phát huy căn tính dân tộc . Theo các nhà xă hội học, văn hóa với tất cả ư nghĩa sâu sắc của nó sẽ không bao giờ bị đồng nhập vào cùng một khuôn mẫu, ngoại trừ trường hợp các dân tộc thiểu số sống ngoài lề thế giới. Mặc dù thế, cả địa cầu ngày nay đều đặt biệt lưu tâm đến vấn đề văn hóa. Khẩu hiệu « phát huy tánh đa dạng của nền văn hóa thế giới » luôn luôn được nhắc nhở và đang là đề tài của bao khảo luận quốc tế. Động lực chính của mối quan tâm này phát nguồn từ sự tương quan mật thiết giữa văn hóa và kinh tế trong hội cảnh toàn vũ hóa.

Khoảng từ 50 năm nay, những trao đổi văn hóa đă gia tăng nhanh chóng và mạnh mẽ đưới mọi dạng và ngày càng ḥa nhập vào thương trường kinh tế. Những tác phẩm trên các địa hạt hội họa, văn chương, điện ảnh trởû thành các món hàng thương mại và là nguồn lợi nhuận đáng kể của các thương gia thức thời. Sự tiến triển siêu nghệ của các công cụ truyền thông như hệ thống vệ tinh, câbles, băng điă, hệ thống truyền thanh, truyền h́nh, điện thoại, máy vi tính cùng với phương tiện vận tải tân kỳ đă là khởi điểm của ngành thương mại văn hóa. Các nhà kinh doanh đă khôn ngoan ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để biến các sản phẩm văn hóa thành những hàng hóa thương mại xâm nhập thị trường thế giới. Từ khi bức tường ô nhục bị sụp đổ, chủ nghĩa tân tự do (néo liberal) đă len lỏi vào các nước cộng sản. Từ đây cả thế giới cùng nhau chia xẻ những giờ phút giải trí đồng điệu với những phim ảnh, âm nhạc, kịch nghệ phát nguồn từ một ḷ sản xuất: Hoa kỳ. Có thể nói hiện nay, sản phẩm văn hóa đại chúng Mỹ quốc đang tràn ngập trên tất cả ngơ ngách toàn vũ trụ. Đặc biệt trên lảnh vực điện ảnh, truyền h́nh, Hoa kỳ là một nước nắm nhiều ưu thế khiến nước Mỹ hầøu như không có đối thủ trên thị trường cạnh tranh.

Trước hết, với dân số đông đảo, chỉ cần sự ủng hộ của khán giả trong nước, ngành  điện ảnh Hoa kỳ cũng thâu đủ lợi tức.

Mặt đa văn hóa của xă hội nước Mỹ khiến cho các sản phẩm giải trí đễ dàng được quần chúng thế giới đón nhận. Hoa kỳ là một trong những nước tiến hóa nhất thế giới về mặt kỹ thuật, lại thêm ngân khoản đầu tư dồi dào dễ dàng thực hiện được những tác phẩm cầu kỳ tinh xảo thu hút quần chúng .

Hoa kỳ cũng vượt xa nhiều quốc gia khác về kỹ thuật quảng cáo, phổ biến và phân phối món hàng của họ.

Và toàn cầu hóa với thỏa ước tự do mậu dịch đă như là làn gió thổi lan các sản phẩm văn hóa Hoa kỳ đi khắp mọi nơi. Sau đây là một vài con số chứng minh thế thượng phong của nước Mỹ trong ngành công nghệ văn hóa :

-Hiện nay phim Mỹ chiếm hơn 80% lợi tức thâu được ở các rạp chiếu bóng Âu châu. Trong khi phim Âu châu chỉ khai thác được 1% lợi tức ở Mỹ.

-Phim Pretty woman (1990) đă trở nên một phim ăn khách nhất trong lịch sử của Suède và Israel vài tuần sau khi phim này xuất hiện ở màn bạc.

-Ở Brésil, 99% tổng số phim chiếu trên màn ảnh tivi xuất phát từ nước ngoài, đại đa số từ Holywood.

Và tại nhiều nước nghèo đài truyền h́nh địa phương rất giới hạn, nhiều khi chỉ có một đến vài lần một tuần, những khoảng trống c̣n lại đươc các chương tŕnh Mỹ khai thác.

-Tại Gia nă đại, t́nh thế cũng không khả quan hơn, phim trong nước chiếm 2%, phim Hoa kỳ thực sự lấn át với tỷ số 96%.

Không riêng ǵ thị trường phim ảnh , âm nhạc, Disneyland, một biểu tượng khác về nền văn hóa tiêu thụ, cũng đang giữ cương vị bá chủ. Disneyland ở Nhật thu hút 300000 khách viếng mỗi tuần. Số du khách dến thăm Disneyland ở Paris đông đảo hơn số khách du viếng Tour Eiffel, British Museum, những ngọn núi Alpes.

Phải nói rằng tất cả kỹ nghệ văn hóa tiêu thụ thường nhắm vào giới trẻ trên dưới 20 tuổi ( 2/5 dân số địa cầu ). Hàng trăm triệu trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới đều bị chiêu dụ bởi cùng một loại âm nhạc, cùng những loại phim ảnh.

Phần đông các sản phẩm này đă không góp phần vào sự phát triển một ư thức hệ sâu sắc nào nơi người thưởng thức. Những loại hàng hóa tinh thần này chỉ cho người ta những giờ giải trí đơn giản, chúng chỉ tạo cho những nước nghèo được dịp trầm trồ mơ tưởng h́nh ảnh đẹp đẽ, lối sống xa hoa của các xứ Tây phương. Chúng cũng chẳng tạo ra cho khán giả một sợi dây t́nh cảm, một cảm giác gần gũi với các xă hội khác theo tinh thần của “ngôi làng hoàn cầu”. Rất nhiều người thuộc dân tộc thiểu số hay các quốc gia nghèo, sau thời gian hân hoan ban đầu đă kết án những phim ảnh ngoại quốc là thủ phạm của sự suy thoái văn hóa cổ truyền. Hiện tại các sản phẩm giải trí này đă chiếm th́ giờ mà ngày xưa người ta dành để cho những sinh hoạt như giáo dục thiếu nhi, tham gia các công tác xă hội , tôn giáo. Ngoài ra ngành nghệ thuật nước nhà cũng đang bị đe dọa nặng nề . Chẳng hạn như nền âm nhạc tây phương giàu về kỹ thuật đang có nguy cơ lấn áp những nhạc cụ địa phương thô sơ nhưng đầy âm hưởng dân tộc. Hiện tại, ở nhiều nước chậm tiến, những nhạc cụ cổ xưa bị thay thế bằng những nhạc khí tây phương.

Không riêng ǵ tại các nước thuộc khối thế giới thứ ba, các quốc gia tân tiến cũng đang rất e ngại cho sự phát triển của ngành nghệ thuật bản xứ trước sự lấn tràn của các sản phẩm hoa kỳ. Cũng nên kể dến mạng lưới thông tinh vi tính với sự tham gia của gần một tỉ người, cũng mang nặng ảnh hưởng Mỹ quốc.

Trước sự thao túng thị trường văn hóavà trước nguy cơ mỹ hóa, các nước khối Âu châu đă ngồi lại cùng đông đảo các quốc gia khác để t́m những phương thức hữu hiệu cứu văn nền kỹ nghệ văn hóa nước nhà. Ở cuộc họp thường niên của Réseau International sur la Politique Culturelle (RIPC) tháng 10-2002 tại Nam phi, các quốc gia tham dự đă thảo luận về sự thiết lập một công cụ quốc tế để bảo vệ nền văn hóa đa dạng. Tất cả đều đồng ḷng cho rằng đây là một vấn đề hệ trọng đ̣i hỏi những nỗ lực khẩn trương. Trên phương trường quốc tế và trong khuôn khổ quốc nội, nhiều quốc gia đă ra công t́m những biện giải bảo vệ và phát huy ngành văn hóa nghệ thuật nước ḿnh. Tại nhiều nước, thí dụ như ở Pháp và Gia nă đại , những ngân khoảng tài trợ đă được mở mang. Sự tài trợ cho những tác phẩm nghệ thuật là một điều thiết yếu v́ tại nhiều nước , với chính sách tự do mậu dịch, xóa giảm thuế vụ nhập cảng, các chương tŕnh truyền h́nh Mỹ đ̣i hỏi ít chi phí hơn những sáng tác địa phương. Song đây là một bài toán thật phức tạp, với những thỏa ước kinh doanh quốc tế kể trên,một câu hỏi nhiêu khê là làm thế nào để có thể cổ động sự phát triển phẩm lượng văn hóa quốc nội mà không vi phạm những thỏa hiệp GATT (thuế vụ ) hay ALENA (tự do trao đổi). Dựa trên nguyên tắc sản phẩm văn hóa không thể bị xếp ngang hàng với những hàng hóa thương mại khác, các quốc gia trên thế giới đă đặt ra những điều khoản ngoại lệ, exception culturelle hay exclusion culturelle, để có thể tiếp tục những thương thuyết với Hoa kỳ. (Không hiểu v́ sao… Mỹ quốc tỏ ra rất cứng nhắc trên phương diện này, họ đă nhiều lần lên tiếng phê b́nh những điều khoản ngoại lệ văn hóa).Với những khó khăn vấp phải, nhiều nước đưa đề nghị tách ly lănh vực văn hóa ra hẳn OMC (Organisation Mondiale du Commerce), và một tổ chức quốc tế khác sẽ điều hành tấc cả những thỏa ước liên quan về văn hóa, UNESCO được tuyển chọn để đảm trách công việc này. Trên lư thuyết, với ư chí của một tập thể quốc gia đông đảo những biện pháp bảo vệ và thăng tiến văn hóa quốc gia, duy tŕ nét đa sắc của văn hóa thế giới phải được thực hiện dễ dàng. Nhưng Hoa Kỳ vẫn là mối trở ngại chính cho những dự tính này v́ vẫn luôn từ chối tham dự vào các tổ chức văn hóa quốc tế khiến cho sự hoạt động mất phần hợp thức. Cho đến ngày nay, Văn hóa vẫn chưa được chính thức nh́n nhận là một lănh vực độc lập, các sản phẩm nghệ thuật vẫn đồng nghĩa với hàng hóa thương mại và nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục bắt tay hợp tác để t́m ra đáp số cho sự tiếp cận và trao đổi văn hóa trong tinh thần b́nh đẳng.

Ngoài ra chúng ta cũng nên nhắc đến phong trào bảo căn cực đoan (fundamen-talism) trong xă hội hồi giáo.

Thật ra, Hồi giáo cũng như các tôn giáo khác đều dựa trên những căn bản nhân tính và luân nghĩa để phát huy đời sống nhăn loại trong tinh thần yêu thương ḥa hợp. Duy chỉ có mộ thiểu số cuồng tín được nuôi dưỡng bởi những t́nh cảm hận thù, chủ trương bạo động chống lại những người vô tội mà họ cho là kẻ thù của Allah và Islam. Thiểu số cực đoan này đă bóp méo kinh Coran, quy nhập đạo giáo và luật pháp, để thực hiện sự độc tài của họ.

Ngày nay những phong trào bảo căn này đang trên đà phát triển tại nhiều nước Ả Rập. Điều đáng kể các phong trào này với khuynh hướng bài ngoại (Tây phương), trở về sơ khai với những hủ tục khắt khe nhất là đối với người phụ nữ, đang thu hút đông đảo các thành phần dân chúng trong xă hội hồi giáo. Một số đông nữ sinh viên thuần nhiễm nền văn hóa tây phương sau nhiều năm du học ngoại quốc, tự nguyện trở về với kinh thánh Coran với những bó buộc bất công.

Hiện tượng này biểu hiệu một phản ứng chống lại văn hóa tây phương ngày càng lan tỏa trên thế giới. Phải nói rằng Tây Phương với những hệ thống truyền tin hiện đại đưa ra toàn thế giới những tin tức quốc tế đơn thuần theo quan điểm Âu Mỹ, điều mà nhiều quốc gia khối Ả Rập không chấp nhận được.

Theo tác giả Phạm Hồng Lam, văn hóa tây phương hàng trăm năm nay đă là mẫu mực cho các quốc gia, trung, cận đông và Bắc Phi. nhưng văn hóa này rơ ràng hiện đang bị chủ nghĩa cá nhân và vật chất đẩy vào bế tắc với những tệ trạng xă hội, như x́ ke, ma túy, măi dâm, nạn ly dị, tham nhũng chính trị. Thêm vào đó, h́nh thái nhà nước thế quyền ở Tây Phương cũng đă từng là khuôn mẫu cho các chính trị gia bản xứ noi theo, thế nhưng chế độ cầm quyền này vẫn không giải quyết được các vấn đề căn bản về kinh tế, xă hội (bất công, tham nhũng, nghèo đói, thất nghiệp) và chính trị. Hơn nữa thái độ đồng lơa của Tây Phương trong cuôc tranh chấp Do Thái-Ả Rập (trong cuộc chiến này, Do Thái đă tàn sát bao nhiêu mạng sống Palestins trước sự thờ ơ của thế giới Âu Mỹ) và hành động của Hoa Kỳ và đồng minh trong các cuộc tranh chấp ở Trung Đông, gần đây nhất là ở Irak, đă gây bất măn cho nhiều dân tộc Hồi giáo. Khi mà khuôn mẫu văn hóa Tây Phương có xu hướng truyền lan mạnh mẽ qua phong trào toàn cầu hóa đă không giải quyết được những vấn đề xă hội sôi bỏng mà c̣n là mầm mống của chủ nghĩa cá nhân dẫn đến sự cô lập con người. Khi mà các nước tây phương tự phong cho ḿnh một thiên chức dẹp loạn gây lại trật tự quốc gia mọi nơi, th́ phản ứng tự nhiên của nhiều công dân hồi quốc là ngừng lại t́m một hướng đi khác. Những nhà lănh đạo chính trị cực đoan thấu hiểu được nỗi khát vọng này, đă đưa ra câu trả lời đầy hấp lực : trở về với islam. Độc lập tự do hạnh phúc … đều nằm trong kinh thánh Coran. Chính v́ thế các tổ chức bảo căn bạo động luôn có người hưởng ứng.

Trong bối cảnh cạnh tranh văn hóa như ta đă thấy hiện nay, luôn nẩy sinh ư hướng đề kháng của các quốc gia chống lại xu hướng chèn ép của văn hóa tây phương nhất là Hoa Kỳ. Muốn xây dựng nền văn hóa đồng cư toàn cầu, thế giới cần có một nỗ lực và thiện chí của tất cả các nền văn minh hiện hữu để đi đến một giao tiếp hài ḥa trong công bằng theo hai chiều thuận và nghịch.

Tài liệu tham khảo

GOLDSMITH Edward & MANDER Jerry, Le procès de la mondialisation, Fayard, 2001.
HOÀNG Ngọc Tuấn, Văn học hiện đại và hậu hiện đại … , Văn Nghệ, 2001
KHAMER Hilton 7 KIMBALL Roger, The survival of Culture, Ivan R. D E E, 2002
PHẠM Hồng Lam, Islam và khuynh hướng bảo căn, Định Hướng, số 2, 1993.
Réseau International sur la politique culturelle, Défendre la diversité culturelle, déclaration du CAP 3-8-03.
SAUVAGEAU Florian, Variations sur l’influence culturelle américaine, Les Presses de l’université Laval, 1999.
ROY Jean Louis, Mondialisation, Développement et Culture, Éditions Hurtubise, 1995.
WOLTON Dominique, L’autre mondialsation, Flammarion, 2003.

Toàn Cầu Hóa là một câu chuyện thời sự sôi nổi hiện nay. Trên mặt báo hàng ngày cũng như hàng tuần và trên màn ảnh truyền hình dường như không ngày nào không có những tin tức nóng bỏng về chuyện toàn cầu hóa. Trong thư viện cũng như trong các tiệm sách đều có một vài ngăn tủ dành cho những sách và tập san chuyên luận viết về vấn đề này. Toàn Cầu Hóa không phải là một vấn đề đơn giản, toàn cầu hoá liên hệ tới tất cả mọi người trên thế giới, trên mọi mặt từ kinh tế chính trị, khoa học, y học sang văn học xã hội và tập tục của mọi sắc dân. Người ủng hộ trào lưu toàn cầu hóa rất đông, rất mạnh, gồm giới tài chánh kinh tế kỹ nghệ cùng giới lãnh đạo chính trị. Người phản đối cũng rất đông gồm đủ mọi thành phần trong đại chúng. Thế nên, cùng bạn đọc tìm hiểu trào lưu toàn cầu hóa là chủ đề của Truyền Thông số 9.

Thái Công Tụng đơn giản câu truyện toàn cầu hóa để bạn đọc dễ bề theo dõi vấn đề gai góc này trên môi trường truyền thông. Bùi Xuân Quang trình bầy vấn đề toàn cầu hóa bằng cái nhìn qua những trận đầu bóng rổ quốc tế. Diễm Uyên cho thấy mức độ giầu nghèo càng ngày càng thêm cách biệt. Bích Ngọc mô tả sự bất đồng trên mặt văn hóa trong trào lưu toàn cầu hóa. Song song với vấn đề toàn cầu hóa là vấn đề khu vực hoá. Trào lưu này đã tạo nên thị trường chung Mỹ Châu gồm Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Mễ tây Cơ, v.v… Bên trời Âu có khối Thị Trường Chung Âu Châu gồm 15 nước kể cả nhiều quốc gia mới thoát khỏi ách Xã Hội Chủ Nghĩa. Tại Đông Á có trào lưu lập khu vực thị trường chung theo trục Đông Kinh và Canberra. Phạm Hữu Trác cho thấy những triển vọng của vần đề này. Sau hết, cũng trong vấn đề khu vực hóa, Lê Phụng trình bầy câu hỏi Đạo Khổng sẽ còn tồn tại hay không trong trào lưu toàn cầu hóa và giải phóng cá nhân hiện thời.

Do tính cách cấp bách của thời gian và giới hạn bưu chính, Truyền Thông chỉ phỏng dịch bài thứ nhất trong loạt bài về Bóng rổ trên hành tinh của Bùi Xuân Quang, phần này do Từ Uyên phụ trách.
Truyền Thông ước mong được cùng bạn đọc bàn về vị thế của Việt Nam trong trào lưu toàn cầu hóa trong một số tới.

Nghiên cứu của Thái Công Tụng về toàn cầu hóa

1.Dẫn nhập về toàn cầu hoá 

Vài ví dụ sơ khởi:

-Khi ta xem các trận đấu  hockey, ví dụ giữa đội Canadien ở Montreal và New York Islander, ta thấy các cầu thủ của  mỗi đội đến từ mọi xứ, từ Nga, từ Tiệp, từ Đức, từ Phần Lan và mỗi năm lại thay đổi mua bán  cầu thủ .Điều này cũng đúng với baseball, vói bóng rổ, vói bóng tròn v.v

-Nghe tin tức quốc tế qua CNN của Mỹ, BBC của Anh, TV5 của Pháp, thì hình ảnh một sự cố nào đó mới xảy ra vài phút trước đó ở một nơi xa xăm trên hành tinh Trái Đất thì trên màn truyền hình, màn máy tính đã thấy hiện ra ngay, vừa hình ảnh, vừa tiếng nói.

-Nhìn bảng hối suất ta thấy nhiều đồng tiền có thể hoán chuyển dễ dàng; đặc biệt Âu châu có Euro là đơn vị tiền tệ cho rất nhiều xứ Cộng đồng Âu châu. Trưóc kia đi du lịch từ Pháp qua Đức, qua Ý, qua Espagne lại phải thay đổi đồng tiền sang Mark, sang lire, sang peseta ..

-bệnh SARS (viêm phổi cấp tính) từ Trung Hoa lây lan sang các xứ Đông Nam Á và qua Canada do sự lưu thông hành khách máy bay rất nhanh chóng

-hàng năm, có chùng 250 ngàn người di dân đủ mọi chủng tộc, màu da, tôn giáo đến xứ này, đến hợp pháp ! Có thể nói mọi xứ từ A (A như Angola), đến Z (Z như Zimbawe) đều có người ở đất nước Canada, khiến xã hội Canada càng ngày càng trở thành đa văn hoá.  Vài ví dụ trên đã cho ta ỏhương vịõ thế nào là toàn cầu hoá . Toàn cầu hoá có nhiều ý nghĩa  khác nhau với nhiều người . Toàn cầu hoá không phải giản đơn là sự di chuyển dễ dàng hàng  hoá, công việc và vốn liếng qua các biên giới nhưng còn bao gồm cả những hợp phần văn hoá,  môi trường và chính trị.

 2.Tiến trình của toàn cầu hoá.

Toàn cầu hoá, danh từ này mới hiện hữu vào thập niên 80, nhưng thực sự đã có từ lâu đời với Magellan, với Marco Polo, với thương mãi các xứ quanh bờ biển Địa Trung Hải, với con đường tơ lụa buôn bán giữa các xứ Trung Đông, Cận Đông và Trung Hoa. Việt Nam đã buôn bán với Nhật qua thành phố Hội An. Các nước Anh, Pháp chiếm thuộc địa cũng nhắm kiếm thị trưòng buôn bán. Chiến tranh nha phiến Anh-Trung Hoa nhằm tiêu thụ thuôc phiện. Đến năm 1930 xảy ra cơn suy trầm kinh tế rất lớn, nên nhiều nước như Mỹ chủ trương bảo hộ thương mãi. Chỉ sau đệ nhị thế chiến, các nước bắt đầu nhận thấy phải tăng cường hợp tác thương mại trong khu vực: các nước Âu Châu bắt đầu với Cộng đồng than đá và thép (Communauté charbon et acier), sau đó tiến đến Cộng đồng Âu  châu 6 xứ (Pháp, Đức, Ý và 3 nước Benelux tức Belgique, Netherlands và Luxembourg), và  ngày nay, sau mấy thập niên xây dựng, nhiều nước khác đua nhau gõ cửa xin vào. Ngày nay có  tiền tệ chung EURO, mọi hàng rào thuế quan giữa các nước không còn nữa, không còn các  trạm biên giới kiểm soát giấy tờ. Chỉ kiểm soát giấy tờ ở trạm đến đầu tiên mà thôi . Ví dụ tới  Amsterdam ở Hà Lan là trạm xuống đầu tiên ở Âu Châu, kiểm soát xong là có thể tiếp tục đi  thoải mái khắp các xứ khác thuộc Liên Hiệp Âu Châu. Hàng hoá và người tự do lưu thông.  Bằng cấp đại học: bác sĩ tốt nghiệp ở Pháp có thể qua Espagne hành nghề; kỷ sư ở Đức có thể  qua Ý làm việc, không có chuyện tương đương bằng cấp, hành nghề v.v. Tiến trình thành lập  Liên hiệp Âu châu như vậy đã phải trãi qua nhiều giai đoạn gay go, nhất là khi ta biết các nước  đó đã xâu xé nhau, thù hằn nhau qua hai cuộc đại chiến. Hãy tóm tắt sơ qua ỏrốt mépõ (road  map) họ đã trãi qua:

a.Thoạt đầu là các thoả thuận ưu đãi thuế quan: hàng rào quan thuế giữa  các nước tham dự thấp hơn so với các nước không tham dự.

b. Sau đó tiến đến khu vực mậu  dịch tự do (zône de libre échange, free trade area) xoá bỏ các cản trở thương mãi giữa các nước  thành viên;

c.thứ đến là liên minh thuế quan (union douanière) xoá bỏ thuế quan giữa các nước  thành viên, hài hoà giữa các nước thành viên và chính sách thương mại.

d.rồi mới đến thị trường chung (marché commun) có tự do lưu chuyển lao động và vốn giữa các nước,

e.sau đó tiến đến liên minh kinh tế, thống nhất tiền tệ thành EURO, với quốc hội Âu châu và hiến pháp Âu châu. Ngoài Cộng đồng Âu châu, hiện nay, các xứ Phi Châu cũng có ý định tiến đến mô hình tương tự, nhưng gặp nhiều vấp váp vì chia rẽ. Các nước Đông Nam Á họp lại thành tổ chức ASEAN bao gồm 10 xứ Đông Nam Á (Việt, Miên, Lào, Thái, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia,  Myanmar (tức Miến Điện), Singapore. Tiến trình toàn cầu hoá đã được thúc đẩy thêm mạnh  mẽ như hiện nay là nhờ cách mạng Internet, đi vào mọi nhà, vùng sâu, vùng xa, vùng sa mạc,  vùng Phi châu với thông tin, hình ảnh, báo chí, buôn bán, trao tình, trao duyên, làm bạn với  nhau qua mạng lưới dẫn đến hôn nhân liên lục địa rồi chúc Tết qua hình, đọc báo qua mạng,  trực tuyến (on-line). v.v. đều trở thành sự thực ảo (ỏréalité vituelleõ) . Sau đây ta chỉ tập trung  vào 3 hợp phần quan trọng của toàn cầu hoá: toàn cầu hoá kinh tế, toàn cầu hoá môi trường và  toàn cầu hoá văn hoá.

3. Toàn cầu hoá kinh tế.

Nói về toàn cầu hoá về kinh tế, là phải đề cập đến thương mãi. Thương mãi là một phạm vi có nhiều tác động nhất trên sự phát triển các nước và trong khối ASEAN, có khu mậu dịch tự do, được biết dưới danh từ AFTA (Asian Free Trade Area). Còn Bắc Mỹ cũng có NAFTA (North America Free Trade Area). Mậu dịch tự do, có nghĩa là giúp các hàng hoá tự do lưu thông giữa nước này với nước kia, cắt giảm quan thuế, bãi bỏ các hạn chế phi quan thuế v.v. Cũng trong tinh thần trao đổi thương mại, hiệp định thương mại Việt-Mỹ gần đây nhằm giảm bỏ mức quan thuế nhập cảng, cho phép các công ty Mỹ buôn bán và dịch vụ như bảo hiểm, bảo vệ tác quyền và sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. (Tuy vậy, tại các nước Á Châu, hiện tượng sang diã băng lậu tràn lan, lấy sở hữu trí tuệ, bán giá rẽ; các tác quyền từ nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ, phim truyện, hoạt hình đều bị mất mau chóng !) Phi thương bất phú . Nếu thương mãi gia tăng giữa các nước, kéo theo sự thịnh vượng chung thì toàn cầu hoá giúp giảm bớt khoảng cách giàu và nghèo, các nước kỹ nghệ phía bắc và các nước đang phát triển phía Nam . Toàn cầu hoá về kinh tế bao hàm các khái niệm sau  đây : cạnh tranh, lợi thế so sánh, thị trường, tự do mậu dịch.

a Cạnh tranh:

Toàn cầu hoá đòi hỏi cạnh tranh về giá cả, về chất lượng; các xí nghiệp phải có mặt hàng rẽ, bền, đẹp mới cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Nhưng sản phẩm sản xuất ra lại có một thị trường rộng lớn ở khắp toàn cầu, giúp tăng lợi nhuận, làm đầu tàu kinh tế kéo theo các lãnh vực khác; thực vậy, thị trường trong xứ thì nhỏ hẹp, không nhiều người tiêu thụ. Ngược lại, người tiêu thụ cũng mua sắm thoải mái vì hàng hoá nhập cảng rẽ, do mức quan thuế giảm .

Thực vậy, trưóc kia, các nước để bảo hộ sản xuất trong nước nên đánh thuế nặng vào mọi hàng  nhập cảng (30-50%) nhưng với các hiệp định tự do thương mãi, mọi mặt hàng đều từ từ giảm  thuế xuống hết (0-5%). Do đó, vào luồng trong sự gia nhập thương mãi quốc tế đòi hỏi phải có  các sản phẩm nhiều, chất lượng tốt, giá rẽ mới cạnh tranh được với các hàng xứ khác.

Nhận xét này hàm nghĩa các doanh nghiệp mọi xứ trên thế giới phải giảm chi phí và nâng hiệu  suất, hoặc phải liên kết với các tập đoàn sản xuất lớn, tăng khả năng tiếp thị, các dịch vụ hậu  mãi. Nhiều xí nghiệp các nước tổ chức sản xuất linh kiện chỗ nào rẽ nhất, hiệu năng nhất:

– trong xe hơi ta lái hàng ngày, có thể động cơ sản xuất bên Nhật, bánh xe ở Mexico, ráp cuối  cùng tại Mỹ. Máy điện toán thì bộ nhớ ỏchipõ chế ở Singapore, các linh kiện khác chế ở  Mexico, ráp cuối cùng ở Mỹ v.v.

– máy bay Airbus tuy ráp ở Toulouse nhưng cánh máy bay do Anh vẽ kiểu và chế tạo, thân máy bay do Pháp, đuôi máy bay thì Espagne, động cơ do Đức chế tạo, và bộ phận thắng và đáp họ muốn Canada sản xuất .

Như vậy, riêng Việt Nam, để vào luồng toàn cầu hoá về kinh tế, cũng phải nâng cao khả năng  cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước mới xuất cảng được. Nó đòi hỏi những công nghệ mới,  kỹ năng mới, quản lý hiện đại giúp sản xuất có hiệu qủa hơn, tạo sản phẩm có chất lượng hơn.  Mà hiện nay thì các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, từ đường đến súc sản, từ giấy đến ximăng  đều có chi phí sản xuất cao so với các nước quanh vùng do giá biểu năng lượng, giá biểu bưu  chính viễn thông, giá thuê đất đai, chi phí vận tải đều cao, rồi đến cơ sở hạ tầng tồi tệ với kẹt  xe, ách tắc giao thông, đó là chưa kể đến tiêu cực phí làm tăng giá thành và các ngân hàng cho  vay các xí nghiệp làm ăn kém bị quịt nợ.

b.Thị trường:

Toàn cầu hoá về kinh tế chỉ biết thị trường nghĩa là hai loại người : người sản xuất và người tiêu thụ (không phân biệt chủng tộc, giới tính ), chỉ biết hai chữ Cung và Cầu. Cung nhiều, cầu ít thì giá cả giảm; cung ít, cầu nhiều thì giá tăng. Các công ty chỉ biết lợi nhuận trên hết, với cổ phần, cổ phiếu bán tự do ai mua vào cũng được, ai bán ra cũng được. Mọi dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào truyền thông mà truyền thông tiến đến mọi nhà, hang cùng ngõ hẽm nhờ máy vi tính, nhờ truyền hình, nhờ truyền tin, sủ dụng máy vi tính để mua, bán, chuyển ngân ..với Web, với e-commerce

c. Lợi thế so sánh:

Ngày nay, không thể có và cũng không nên có một nền kinh tế tự cung, tự cấp cho mỗi xứ mà trái lại phải tìm trong xứ đó các lợi thế so sánh, xem mình có ưu điểm ở đâu, ưu điểm thế nào và nhất là khai thác cái ưu điểm ấy ra sao ?

Ví dụ : Canada có nguồn nước vô tận, sản xuất điện rẽ nhất. Mexique cũng như các hải đảo  miền Caraibes có mặt trời và nắng ấm và đó là một lợi thế so vói Canada, mùa đông dài hun  hút nên kỹ nghệ du lịch và dịch vụ rất phát triển; riêng Việt Nam thì giá nhân công rẽ nên cần  có các kỹ nghệ tận dụng nhân công như may mặc, giày dép .. Không xứ nào độc lập về kinh tế  được hết vì không xứ nào có đủ nguyên liệu để sản xuất sản phẩm. Máy bay sản xuất ỏ Canada  hay ở Mỹ phải có nhôm mà nhôm phải lấy ở các xứ nhiệt đới. Chicoutimi có nhiều nhà máy  sản xuất nhôm vì điện năng Quebec dồi dào, nhưng quặng bauxit phải lấy từ Jamaica, Haiti,  ..Tương tự đồng dùng trong các giây điện là xuất xứ từ các mỏ bên Chili, Congo v.v. Chiều  hướng toàn cầu hoá là sự phân công lao động trên bình diện quốc tế, sự hội nhập càng ngày  càng cao của các nền kinh tế:

Tuy nhiên, toàn cầu hoá về kinh tế không phải luôn luôn êm đẹp như trên và không phải sự vận hành luôn luôn tuân theo cơ chế thị trường. Ví dụ : cá ba sa trước kia Viẹt Nam xuất cảng qua Mỹ rất nhiều; gần đây, hiệp hội nuôi một loại cá tương tự ở Mississipi Hoa Kỳ kiện lên Bộ Thương Mại là cạnh tranh bất chính, cho rằng giá cá ba sa Việt bán dưới giá thị trường nên Mỹ tăng thuế nhập cảng loại cá này 64%, nên không ai nhập cảng nữa.

Chính sách tiền tệ cũng tác động đến toàn cầu hoá về kinh tế. Hiện nay, đồng đô la Mỹ trượt  giá so với đồng Euro làm các kinh tế Âu châu khó hồi phục vì xuất cảng hàng trở nên đắt.

Như vậy toàn cầu hoá bao hàm sự tương tác. Nó vùa là một cơ may, vừa là một rủi ro.Toàn cầu hoá, tự do thương mãi cũng có những hạn chế của nó. Nhiều cuộc biểu tình khi có các hội nghị  thương mãi, các phiên họp G8 thường xảy ra chống chủ trương toàn cầu hoá, bao gồm nhiều  dạng: nghiệp đoàn chống vì sợ công nhân các xứ tiền tiến thất nghiệp, các tổ chức môi trường  chống vì sợ phá rừng nhiệt đới, cũng có các nhóm tranh đãu cho các nước thứ ba được xoá nợ  v.v.

Các vấn nạn toàn cầu hoá là gì?

-chỉ một thiểu số biết buôn bán làm ăn, móc nối mới  giàu còn đa số vẫn nghèo: ở Phi Luật Tân, chỉ một thiểu số người Hoa là giàu; bên Kenya,  thiểu số người Pakistan vô cùng giàu có, Sierra Leone thì thiểu số dân Liban nắm toàn quyền  tài chính, Nga thì thiểu số Do Thái rất giàu, dân đen rất nghèo .. (xem World On Fire của giáo  sư Amy Chua, Đại học Yale ). Như vậy, sự cách biệt quá đáng giàu nghèo giữa một thiểu số  sắc tộc và một đa số bản xứ sẽ đưa đến hận thù và chỉ chờ một ngọn lửa nhỏ, một ngòi nổ nhỏ  sẽ làm bùng nổ xã hội với khủng bố, nội chiến v.v.

-nhiều nước chậm phát triển bị nợ nần rất nhiều của các định chế quốc tế nên phải nai lưng ra trả nợ nên không ngoi đầu lên được. Họ tranh đãu để giảm nợ nần.

-thương mãi không cân bằng: mỗi năm, các nước chậm phát triển phải nhập cảng phân bón, thuốc men với giá cao hơn, nhưng bán nông phẩm như gạo, như cà phê với giá rẽ hơn. Như những trận mưa rào đôla nông nghiệp, các nước phát triển nghĩa là thuộc OCDE (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ) trợ cấp hàng trăm tỷ đôla mỗi năm cho nông dân để họ sản xuất thực phẩm với giá phải chăng và để họ có mức sống tương đương mức sống ở thành thị. Trợ cấp dưới nhiều hình thức như cho vay lãi xuất rẽ, bớt thuế, khảo cứu nông nghiệp v.v. Nhật Bản và Đại Hàn trợ cấp cho nông dân rất nhiều, nhất là gạo: cứ 1 đôla gạo sản xuất ra trong nước thì phải trợ cấp 80 cents cho nông dân. Sữa do nông dân Thụy Sĩ sản xuất ra cũng được trợ cấp tương tự. Pháp, Mỹ v.v. đều trợ cấp cho nông dân. Vì vậy, các nước này thặng dư lương thực, thặng dư sữa, thặng dư bơ, thặng dư dầu ăn, thặng dư lúa mì, đậu nành, bắp .. ,nên họ phải bán rẽ hay cho không các nước thế giới Phi châu. Nông dân Phi Châu phải ra thành thị, tạo thêm thất nghiệp và kéo theo bất ổn chính trị .Các nước chậm mở mang, muốn có ngoại tệ lại xuất cảng lương thực cho các nước Tây phương, dù trong nước dân ăn chưa đủ no. Ví dụ: Việt Nam xuất cảng gạo nhưng các vùng xa, vùng sâu là địa bàn cư trú người sắc tộc miền núi non còn chưa đủ no. Ấn Độ cũng là nước xuất cảng gạo nhưng gần 260  triệu dân còn bấp bênh lương thực (tạp chí Le Courriersố 197 Mars/Avril 2003). Như vậy, chính  sách thương mãi trong toàn cầu hoá phải tăng cường công bằng xã hội chứ không nên làm tăng  hố cách biệt giàu nghèo .

4. Toàn cầu hoá và môi trường 

Phi nông bất ổn. Năm 1950, Trái Đất có 2,5 tỷ người .Ngày nay, cũng từng đó diện tích nhưng với tài nguyên suy giảm, Trái Đất phải nuôi 6 tỷ người . Và tuy tỷ lệ sinh có mòi suy giảm nhưng năm 2050, Trái Đất chứa giữa 7,3 và10 tỷ (8,9 tỷ theo scénario trung bình) Để nuôi dân đông đảo địa cầu như vậy, sản xuất lương thực phải tăng vì phi nông bất ổn. Không những phải tăng mà sản phẩm cũng phải rẽ nữa. Cũng cùng quy luật toàn cầu hoá nghĩa là cạnh tranh, nông dân phải bón phân nhiều, xịt thuốc diệt cỏ, xịt thuốc trừ sâu sao cho sản phẩm bán dễ dàng trên thị trường, làm môi trường bị khai thác quá mức, đảo lộn hệ sinh thái với nitrat chảy vào nước ngầm, cá chết vì ô nhiễm nước, các đàn ong chết (vì hút nhụy hoa vừa bị xịt thuốc). Các loại thuốc trừ sâu nếu bón không đúng cách sẽ tiêu diệt sự điều tiết giữa các giống, trừ khử mọi côn trùng có ích lẫn hại, lắm khi tạo ra giống mới miễn dịch được các loại thuốc bảo vệ thực vật. Và chỉ chú trọng vào lợi nhuận ngay trước mắt nên hệ sinh thái bị đảo lộn, kéo theo một loạt hậu qủa về ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước dưới đất, sa mạc hoá, nạn lũ lụt, chuồi đất.

Vì lợi nhuận, và vì cái ỏmốtõ các nưóc tiền tiến là thích bàn ghế bằng gỗ nhiệt đới nên nhiều rừng nhiệt đới từ Gabon ở châu Phi sang Indonesia ở Đông Nam Á qua rừng già Amazon của Brésil bị đốn gỗ để xuất cảng. Không còn rừng thì dĩ nhiên không còn muông thú nữa vì rừng là nơi trú ẩn muông thú. Không còn rừng thì mất đa dạng sinh học, mất nhiều gen thực vật, mất ADN vốn là nền tảng cách mạng xanh ngày nay. Nền nông nghiệp đó, chú trọng vào lợi nhuận, tạo nên,

– như Francois Garczynski đã nói-, những sa mạc theo cả nghĩa đôi của chữ này: đất đai bị xói mòn và nông dân kéo vào thành thị, tạo thêm các khu nhà ổ chuột. Nếu không được hạn chế, phá rừng sẽ làm cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm, gây nên lũ lụt v.v.

Người nông dân các nước nghèo thấp cổ bé miệng không chủ động được thị trường quốc tế  trong đó các nhà chế biến, các hãng buôn nhập cảng có uy quyền thao túng hơn . Các đại công  ty Nestlé, Unilever, Dole, United Food có thể có ảnh hưởng trên các nhà lập pháp nhiều hơn là  nông dân lam lũ .

Nhiều vấn đề môi trường không phải chỉ nằm trong phạm vi một quốc gia mà  có tính cách xuyên biên giới . Vài ví dụ:

-Sông Nil chảy từ Burundi, rồi Kenya, Soudan trước khi đến Ai cập .

-Sông Mekong chảy từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Lào, Miến, Thái, Campuchia mới đến Việt Nam.. Sông Sesan chảy từ Việt qua Miên. Việt Nam vừa là nước thượng lưu (sông Sesan, sông Srepok), vừa là nước hạ lưu. Campuchia cũng vậy. Phá rừng trên thượng nguồn, xây đập trên thượng nguồn một xứ có ảnh hưởng đến kinh tế từ ngư nghiệp đến nông nghiệp của nhiều xứ nằm trong cùng lưu vực: phù sa bớt đi, làm đất không được bồi dưỡng. Như vậy, các biến đổi thượng lưu có thể gây ra tác động lũy tích dồn về phía hệ sinh thái hạ lưu, cả về mặt lợi ích quốc gia (nước trồng lúa) lẫn nguồn sống địa phương (cá tôm, nước sinh hoạt) .Những thách thức môi trưòng xuyên biên giới nhiều và đa dạng: do suy thoái rừng và lũ lụt do phá rừng đầu nguồn, Thái Lan cấm khai thác gỗ và một tác dụng của luật cấm khai thác gỗ của Thái Lan là chuyển nạn suy thoái rừng sang các quốc gia láng giềng Lào, Miến Điện và Campuchia. Các nước này đã tăng mức xuất cảng gỗ, cả hợp pháp và bất hợp pháp.

Do đó khu vực hoá đòi hỏi cần có các định chế điều hợp, phối trí để quản lý các thách thức môi trường xuyên biên giới, mục đích tối hậu là để cho tài nguyên được sử dụng một cách bền vững. Như vậy, chính sách thương mãi trong toàn cầu hoá phải tăng cường sự bền vững sinh thái chứ không thể chỉ chú trọng vào lợi nhuận .

5. Toàn cầu hoá và văn hoá .

Toàn cầu hoá đem đến những mặt tích cực và tiêu cực :

-tích cực vì toàn cầu hoá đưa thông tin đến mọi nhà, thông tin khoa học, kinh tế, chính trị, và văn hoá giúp con nguời sống gần nhau hơn, hiểu biết nhau hơn và dễ thông cảm để có hoà bình nhân loại, giúp dân trí cao hơn, làm các dân tộc hiểu biết nhau hơn, đưa đến cảm thông văn hoá và giúp phá bỏ cường quyền, dù các nước này thiết lập hàng rào lửa (firewall) trên mạng lưới . Các nưóc chậm tiến có thể nhờ toàn cầu hoá về thông tin để cải thiện giáo dục, tạo ra một xã hội học hỏi (learning society), giúp dân trí phát triển nhanh hơn. Toàn cầu hoá giúp ta có nhãn quan mới, tư tưởng mới, không khư khư buộc lấy mình vào trong, không còn tư tưởng “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.Toàn cầu hoá đem đến một luồng gió mới trong quản trị với sự minh bạch, trong suốt, có kế hoạch, có bài bản, trong pháp luật với sự minh bạch, không tròng tréo, trong giáo dục với sự đào tạo các ngành nghề dịch vụ và nếu giúp người Việt trong nước bớt quan liêu, bớt tham nhũng, bớt thói vòi vĩnh, thì đó cũng là điều tốt thôi . Nếu toàn cầu hoá giúp người Việt bớt thói chỉ nói ba hoa mà không làm, bớt thói chỉ trích và chỉ gây chia rẽ, học vị thì nhiều mà làm được việc thì ít, bớt thói ỏanamitõ thì đó cũng là điều tốt thôi . Toàn cầu hoá đưa đến cạnh tranh và như vậy, các xí nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể, kéo theo thất nghiệp; như vậy đặt ra vấn đề tu nghiệp, đào tạo, chuyển nghề, tóm lại học hỏi liên tục để tự mình tìm được công việc khác .

Với toàn cầu hoá, các hôn nhân xuyên biên giới, xuyên quốc gia trở nên thường xuyên hơn. Gia  đình Việt Nam ở Mỹ hay Canada có con cái có chồng hay vợ người bản xứ là rất thường.Với  các hôn nhân toàn cầu hoá như trên, nhiều giá trị cổ truyền Đông phương cũng phai lạt đi:  nhiều quan hệ vợ chồng trở nên bình đẳng, văn hoá trở nên cá nhân hơn, không còn các rắc rối  trong quan hệ mẹ chồng-nàng dâu, chị em dâu như trong các gia đình truyền thống ngày xưa  nhưng ngược lại thì bớt tinh thần đoàn kết trong gia đình so với ngày trước .

-tiêu cực vì đem lại một sự đồng dạng văn hoá: văn hoá tiêu thụ, văn hoá vật chất, văn hoá Mac (Mac Donald), văn hoá cá nhân, chú trọng bề ngoài mà không chú trọng bề sâu của tâm hồn. Bản sắc dân tộc bị xói mòn, đe dọa với phim ảnh Tây phương tràn ngập . Các rạp ciné Pháp thì 70% người khán giả xem phim Mỹ. Ngôn ngữ cũng đầy tiếng Anh. Internet cũng xài tiếng Anh. Bên Việt Nam thì nhiều người khá giả cho con em đi học Anh ngữ ngay lúc mẫu giáo! Các tội ác xuyên biên  giới như rửa bạc, kinh doanh phụ nữ, buôn bán ma túy, vũ khí cũng dễ tăng lên .

6. Thế nào là 5 LESS cần tránh trong toàn cầu hoá ?

Ruthless: Hiện nay, hố cách biệt giàu/nghèo giữa các nước phát triển và các nước chậm tiến Phi châu qúa sâu đậm. Hố cách biệt người cùng một nước, nhiều người qúa giàu, nhiều kẻ qúa nghèo. Do đó cần có phát triển hài hoà sao cho các thành tựu phát triển kinh tế cũng phải được phân phối đồng đều.

Rootless: Phát triển nhưng phải giữ căn tính, bản sắc văn hoá các dân tộc Jobless: Phát triển nhưng tạo công ăn việc làm, chứ không phải phát triển với các dự án không tạo thêm công việc. Điều này cũng hàm nghĩa giáo dục liên tục để đào tạo nhân công thích nghi với sự thay đổi mau lẹ của thị trường quốc tế .

Futureless: phát triển nhưng phải lo bảo toàn môi trường vì chính môi trường như đất, nước,  rừng phải được sử dụng trong đường lối phát triển bền vững để cho các thế hệ sau này còn được  hưởng dụng. Phải mong rằng thị trường không phải là tất cả và không thể để tiêu chuẩn lợi  nhuận tối da trên tiền đầu tư mà phá hủy môi trường, lấn chiếm những gì cho các thế hệ mai  sau, tóm lại phát triển với bộ mặt con người.

Voiceless: phát triển nhưng trong sự trong sáng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng khiến người dân nào cũng có thể nói mà không sợ bị bắt bớ, giam cầm.

7. Kết luận

Nền kinh tế trong những thế kỷ đến là đổi trao chứ không phải khai thác và lấn chiếm và sự đổi  trao đó đòi hỏi một tinh thần liên đới và trách nhiệm:

-liên đới giữa các nước giàu/nghèo, giữa các nước mở mang/các nước kém mở mang với mục đích là để vực dậy các nước nghèo, thoát khỏi cùng cực triền miên. Thế giới có 6 tỷ người mà gần 50% chỉ sinh sống với lợi tức dưới 2 đô la mỗi ngày. Sự phát triển kinh tế phải có tính cách bền vững, không phát triển trên nợ nần của các thế hệ tương lai

-trách nhiệm vì toàn cầu hoá có thể giúp các mặt tiêu cực xã hội lan nhanh hơn, các tổ chức mafia in bạc giả, rữa tiền, buôn ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em tội ác, khủng bố do đó mọi xứ có trách nhiệm hợp tác để ngăn ngừa tội phạm, ngăn ngừa TRƯỚC KHI tội phạm xảy ra. Một nền kinh tế cạnh tranh theo kiểu thị trường cần có những thể chế, quy tác, luật pháp.

Chúng ta sống trên con thuyền, thuyền chìm thì cộng đồng nhân loại cũng chìm luôn . Con người như vậy phải tập sống bao dung, bao dung với tôn trọng sự khác biệt văn hoá, màu da, tín ngưỡng nhưng trong một khung cảnh luật pháp ở đó quyền ăn nói, quyền làm người phải được tôn trọng. Quyền hành dù là chính trị, văn hoá, truyền thông, tín ngưỡng phải đi đôi với trách nhiệm. Con người gồm thân và tâm. Của cải vật chất dĩ nhiên là quan trọng nhưng còn có các giá trị tâm linh không thể mua hay đo bằng tiền bạc. Các đền đài, các di tích lịch sử, các cảnh quan chứa các giá trị phổ quát không thể đo bằng tiền. Một khu rừng, một dòng sông có giá trị thẩm mỹ, huyền bí, mơ mộng, tình yêu, thần thoại, tâm linh, lãng mạn chứ không thể xem như là các vật đổi chác.

Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này

Nhiều vật vô tri như cỏ cây, như rừng núi, như lăng miếu, đền đài có linh hồn như thơ của Lamartine (Objets inanimés, avez-vous donc une âme ? ..) .Các giá trị văn hoá phức tạp hơn là các giá trị tài chính. Không thể xem cái gì cũng là mặt hàng đổi chác buôn bán được. Như vậy, vấn đề có tính cách đa chiều nhưng con người ngày nay lại thiếu khả năng suy tư một cách đa chiều; khủng hoảng càng phát triển thì sự suy tư về khủng hoảng lại càng bị bỏ đàng sau. Vấn đề toàn cầu với muôn mặt, muôn vẻ, dính liền nhau, tương tác với nhau, đa chiều cho nên tiếp cận vấn đề không thể theo chủ nghĩa rút gọn (réductionnisme) chỉ dựa vào một loạt yếu tố duy nhất làm vấn đề vốn đa chiều lại bị chia năm xẻ bảy.

Mọi vấn đề liên hệ đến nhau: bệnh dịch toàn cầu SARS là một ví dụ; khủng bố World Trade Center cũng là một ví dụ khác. Du lịch sút kém khiến máy bay không ai đi, nhà hàng không ai đến, do đó nhân viên hàng không bị đuổi và vì máy bay không ai đi nên các hãng sản xuất máy bay phải sa thải nhân viên, chưa kể kinh tế một xứ nằm phía Nam Canada lại bị trì trệ vì chiến tranh Trung Đông, và hối xuất đồng đôla Canada tăng, làm xuất cảng khó khăn hơn v.v Như vậy các vấn nạn không những liên hệ với nhau mà lại có sự gia tăng những yếu tố bất định không đoán  trước được, chúng phụ thuộc và phản tác dụng lẫn nhau với những gián đoạn, những hỗn loạn,  rẽ hướng, như tăng trưởng các vũ khí nguyên tử tại các xứ Ấn Độ, Hồi quốc, Bắc Hàn, khủng  bố Hồi giáo bảo căn v.v. .. .

Nhưng vấn đề cốt lõi lại chính lại là một vấn đề văn hoá: làm sao  cho thế giới không phải là một sân chơi cho các cầu thủ hạng nặng ( các xứ giàu có) mà là một  sân chơi đa dạng trong đó mọi dân tộc tham dự chia xẻ các khổ đau, các an lạc, các thành qủa,  tạo ra một hiền hoà giữa người và người, một hài hoà giữa người và thiên nhiên trong một tinh  cầu nhỏ bé (Trái Đất) trong giải Thiên Hà bao la .

Bài viết của tác giả Từ Uyên được chúng tôi đăng lại. Trong quá trình biên tập lại có một số lỗi chính tả nhỏ chúng tôi mong độc giả hết sức thông cảm.

Vào đúng năm đầu của thế kỷ 20, Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới về chính trị và văn học.

Năm 1900, vua Thành Thái đã lên ngôi được 12 năm và đã bước vào tuổi thành niên (ngài được đặt lên ngôi năm 10 tuổi vua khi vua Đồng Khánh băng năm 1888) và không còn bị các vị phụ chánh chi phối. Các cụ phụ chánh Miên Trinh (Tuy lư vương) Nguyễn trọng Hợp và Trương quang Đản người đã mất, người đã về hưu nên nhà vua đã có thể tự thực hiện nhửng điều mong muốn. Nhưng ảnh hưởng của các đại thần thân Pháp cũng còn nhiều. Đệ nhất giai phi lại là con của Nguyễn Thân cựu phụ chánh thời Đồng khánh và ảnh hưởng của ông này còn rất lớn. Tai mắt của cựu Kinh lược Bắc kỳ Nguyễn hữu Độ, (cha vợ của Đồng Khánh và là người đã giết Phan đ́nh Bình cậu ruột vua Thành Thái v́ nghi kỵ.) còn rất nhiều Cũng v́ lẽ đó các hành động của vua Thành Thái bị theo dơi rât kỹ và nhà vua cũng đã tỏ nhiều hoạt động khác thường: cắt tóc ngắn, lái xe, học tiếng Pháp, thích cải trang vi hành thăm dân, tỏ ra vẻ hiếu sắc và tuyển lựa phụ nữ sung vào đoàn nữ nhạc, thích coi tuồng và đánh trống chầu thành thạo. Bề ngoài có vẻ điên dại khác tác phong các vua khác nhưng Thượng thư Trương như Cương vẫn chú ý nhiều tới các hành động của nhà vua.

Tuy nhiên những lương đống của triều đình cũng vẫn còn. Ba vị đại thần : Đào Tấn người Bình Định, Hoàng giáp Nguyễn thượng Hiền gốc phủ Ứng Ḥa miền Bắc con rể cựu phụ chánh lưu vong Tôn thất Thuyết và Tiến sĩ Khiếu năng Tĩnh một nhân vật đặc biệt nhưng ít được nhắc tới đã đóng góp vào việc đào tạo nên một nhân vật cách mạng nổi tiếng sau này. Mổi người đều có những ư riêng tư nhằm chống đối người Pháp nhưng chưa tìm ra giải pháp.

Trong kỳ thi Hương năm 1897 tại Nghệ An, một tin động trời đã xảy ra: Đầu sứ Phan bội Châu có tiếng văn hay, bị loại không được vào dự vào thi kỳ đệ nhị nhằm các đề thi phú, một môn đắc ư của người trai đã 30 tuổi đã nổi danh về tâm tư kháng Pháp từ thuở nhỏ, đã hướng về Cần Vương và người đã nổi tiếng qua bài hịch Bình Nam Thu Bắc và đã cùng bạn thân Trần văn Lương lập đoàn Sĩ tử cần vương đội chống Pháp từ năm 17 tuổi, nhưng không thành, tạm trở lại với sách đèn tìm học hỏi các vị khoa bảng, đồng thời tìm đồng chí và trong khi ngồi dạy học đã qui tụ được khá nhiều bạn bè tâm huyết..

Nhân khi làm bài phú “Bái thạch vi huynh” lúc theo học Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền và Tiến sĩ Khiếu năng Tĩnh vài năm trước, khi hai vị này còn giữ chức Đốc học Ninh Bình và Đốc học Nam định, người trẻ này đã được các vị này chú ý tới văn tài và hiểu rõ tâm tư muốn làm cách mạng. Nhưng biến cố đã bất ngờ xảy ra. Phan bội Châu bị bạn đống chí Trần văn Lương vô t́nh hay hữu ư giấu vào hành trang của ông khi vào kỳ đệ nhị một số tài liệu về thơ. một môn vào trường ba mới cần thi thố. Và Phan bội Châu bị cấm thi. Các thí sinh khác bị cấm thi không được ai chú ý, nhưng Phan bội Châu bị cấm thi v́ mang tài liệu váo trường thi là một tin trọng đại. Chủ khảo Nguyễn hàm Quang với tước Quang lộc tự khanh và cũng là H́nh bộ Biện lư, bắt buộc phải đệ tŕnh về kinh và đương nhiên Phan bội Châu bị cấm thi vĩnh viễn. Nhưng vị phó chủ khảo lại là Nguyễn duy Miễn đang giữ chức Quốc tử giám tư nghiệp, phụ tá của vị Quốc tử giám tế tửu Khiếu năng Tĩnh nên chắc có những trợ giúp ít nhiều.

Ư thức được Phan bội Châu là người rất cần thiết cho việc lớn nên các quan trong triều phải tìm cách cứu và không những chỉ tìm cách cứu để Phan bội Châu trở thành vô tội được dự thi trở lại, để được đậu đấu và trở thành một nhân vật cần thiết cho con đường cách mạng..

Vai trò quan trọng của cụ Phan bội Châu là gì?

Thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo thời thế.

Tới 1895 cuộc khởi nghĩa Cần Vương của cụ Phan Đình Phùng tan vỡ, Nguyễn Thân đã thành công. Các nhà yêu nước theo họ Phan người lần lượt bị bắt, kẻ bị tử h́nh, kẻ khác ra hàng, một số khác ra Bắc liên lạc với Đề Thám hoặc qua Trung Hoa trốn lánh hay cầu viện.

Trong thời gian này, một chàng học sinh còn ít tuổi sinh năm 1867 nhưng đã ôm lư tưởng chống xâm lăng qua việc soạn và phổ biến bài hịch Bình Tây Thu Bắc và cũng một thời tham gia kháng chiến với nhóm “sĩ tử cần vương đội ” nhưng không bị bắt. Quê quán tại Đan nhiễm huyện Nam Đàn, bên cạnh phủ Đức Thọ quê hương Phan đ́nh Phùng. Cả hai đều cùng tỉnh cùng họ nhưng không liên hệ gia đ́nh.Nhưng Phan Bội Châu rất hâm mộ và mong ước noi theo con đường khởi nghĩa chống Pháp và như vậy chứng tỏ Phan bội Châu từ tuổi thiếu niên đả là một người yêu nước và chắc chắn bị nhà cầm quyền theo Pháp chú ý. Theo các sách để lại ngoài bài hịch Bình Tây Thu Bắc làm thời trẻ, sau này ông theo học Hoàng giáp Nguyễn thượng Hiền một danh sĩ hai lần á khoa trong các kỳ thi chỉ sau thần đồng khoa bảng Vũ Phạm Hàm. Có thể trong thời gian kháng chiến Hương sơn trong 10 năm, các trường học vùng Nghệ Tĩnh không yên nên Phan bội Châu theo học Nguyễn thượng Hiền lúc này làm Đốc học Ninh Bình chăng. Cũng có sách cho biết Phan bội Châu có theo học Đốc học Nam định Khiếu năng Tĩnh một thời gian.

Và nhờ bài phú “ Bái thạch vi huynh “ làm khi thụ giáo Nguyễn thượng Hiền, vị thày này chú ý và hiểu rõ tâm sự, nên sau này vị thày này cho Phan đọc nhiều sách của Montesqieu và Jean Jacques Rousseau được dịch qua Hán tự như Vạn Pháp tinh lư vàv Xă ước với những tên phiên âm ra Mạnh đức tư cưu và Lư Thoa. Nhờ đó Phan bội Châu bắt đầu làm quen với tư tưởng cách mạng Âu châu.

Phan bội Châu như vậy tài học không dở, tại sao khi đi thi lại phạm tội mang tài liệu vào trường thi và bị cấm thi. Mang tài liệu vào trường thi bị đóng gông, hạ ngục và phạt 100 trượng và bị cấm thi vĩnh viễn. Tài học cao như Phan bội Châu làm sao lại sơ xuất để phạm trọng tội này? Hơn nữa tuy đã thi Hương vài lần nhưng Phan vốn không coi khoa cử làm trọng (lập thân tối hạ thị văn chương) tại sao lại mang tài liệu vào trường thi và đương nhiên phạm tội và bị cấm thi. Rất nhiều giả thuyết đã đưa ra trước nghi vấn về hoàn cảnh gian lận này. Nghi vấn này sau này chắc được sáng tỏ v́ năm 1900 Phan được bộ Lễ tha tội và được nhận cho thi Hương trở lại tại trường Nghệ An và được chấm đậu Giải nguyên.

Tước vị Giải nguyên chưa chắc đã do hoàn toàn do tài học của Phan, qua các giai thoại chúng tôi được nghe và được phối kiểm với hậu duệ của vài nhân vật đã giúp Phan giải trừ oan ức và thi đậu Giải nguyên nên đã được biết qua cuộc thảo luận kín của ba vị: Hoàng giáp Nguyễn thượng Hiền thày học của họ Phan khi đó lănh chức Quốc sử quán toản tu, Phủ doăn Thừa Thiên Đào Tấn và quan trọng nhất Quốc tử giám Tế tửu Khiếu năng Tĩnh. Ba vị trí thức khoa bảng này đang giữ những chức vị quan trọng trong ngành sử, văn, và hành chánh thủ đô không bị tai mắt của nhóm thân Pháp theo dơi, Các vị đã nghĩ rằng trong thời gian nhân dân còn tôn quân và trọng kẻ sĩ, và chỉ có người mang danh khoa bảng thật xuất xắc nhưng đầy tinh thần cách mạng mới có thể trở thành lănh tụ cần vương lần nữa. Và các cụ đã chọn Phan bội Châu và chính Quốc tử giám Tế tửu Khiếu năng Tĩnh đã tŕnh Bộ Lễ xét lại và tha Phan bội Châu khỏi nghi án mang tài liệu vào trường thi và sau đó cụ Đào Tấn khi ra làm Tổng đốc Nghệ Tĩnh cũng như cụ Nguyễn thượng Hiền thúc dục Phan ra thi trở lại. Muốn chắc hơn, cụ Khiếu năng Tĩnh còn tự nguyện nhận làm Chánh chủ khảo khoá thi Hương Nghệ An năm 1900. Các bạn theo tân học thường chỉ nghĩ văn hay chữ tốt nếu xuất xắc hơn người th́ đậu Giải nguyên là lẽ tất nhiên, nhưng sự thực không phải vậy. Văn có hay có giỏi nhưng Chánh Chủ khảo là người hoàn toàn định đoạt chức phận các thí sinh và việc cụ Khiếu năng Tĩnh khi đó tuổi đã cao nhận ra trường Nghệ An chấm thi, nhất định đã có ư chọn Phan bội Châu đậu Giải nguyên. Nhưng tại sao Đào Tấn người Bình Định lại đóng góp đắc lực vào việc giúp đỡ Phan bội Châu. Đào Tấn, gốc Bình Định ắt căm hận Nguyễn Thân, người đã tàn sát và diệt Cần Vương tại Quảng ngăi và Bình Định khiến hai lănh tụ Mai xuân Thưởng và Lê Trung Đ́nh bị hại chắc chắn khiến Đào Tấn căm hận Nguyễn Thân nên cố kiếm người tiếp tục công nghiệp cách mạng. Qua các tài liệu khác nhau được biết Đào Tấn là hậu duệ của Lộc Khê Hầu Đào duy Từ nên rất giỏi về môn hát tuồng và tạo dựng rất nhiều vở tuồng chê trách Nguyễn Thân. Vua Thành Thái cũng thích coi tuồng và mượn cớ tập hát tuồng đã mộ một số nữ nghệ sĩ nhờ Đào Tấn huấn luyện tập tuồng ngoài việc các nữ nghệ sĩ này sẽ trở thành nữ binh trong một cuộc khởi nghĩa trong tương lai. Nhờ vậy Đào Tấn rất gần vua và được vua Thành Thái tin tưởng nên vị vua này chắc đã đóng góp nhiều khi giúp hai vị Nguyễn thượng Hiền và Khiếu năng Tĩnh giải oan cho Phan bội Châu. Và kết quả như mong muốn Phan bội Châu được chấm đậu Giải nguyên. Với tước vị Giải nguyên họ Phan có đủ hành trang học vấn và uy tín của một nhân vật trí thức tiến vào đường cách mạng không mặc cảm. Một điểm nữa chúng tôi nghĩ rằng Phan bội Châu biết rõ chức phận Giải nguyên quan trọng hơn một chức phận sẽ đạt được khi thi Hội và thi Đ́nh v́ khi vào Đ́nh đối, với lối suy nghĩ cuả Phan bội Châu, ông khó có thể đạt được kết quả tốt, có khi còn bị chủ khảo theo hướng thân Pháp cách tuột vị thế Giải nguyên.

Và một anh hùng được coi như cha đẻ ra tư tưởng cách mạng cứu nước đã chính thức ra đời.

Ngay ban đầu năm 1901 chưa đủ thực lực quân sự Phan, đã lại định đánh chiếm Nghệ An như dự tính trước đây, nhân ngày lễ 14 tháng bảy dương lịch mỗi năm, quân Pháp không nghiêm chỉnh canh pḥng v́ vui chơi ngày hội nên canh pḥng sơ khoáng, cách mạng dễ khởi binh, nhưng mưu này bại lộ và may mắn lúc này lại chính cụ Đào Tấn vừa được thăng tới chức Tổng đốc Nghệ Tĩnh nên đã nhận ch́m nội vụ và khuyên Phan nên thận trọng và tìm con đường cách mạng rộng răi hơn. Một tư tưởng cách mạng mới phải h́nh thành và cần được một khoa bảng hướng dẫn v́ tinh thần tôn quân và sùng bái khoa bảng vẫn còn sâu đậm trong nhân dân thời đó.

Phan Bội Châu có xứng đáng để khỏi phụ ḷng tin tưởng của các vị này không/

Chúng ta hăy cùng nhau tìm hiểu các hoạt động của ông từ tuổi thanh niên tới khi bị bắt cóc tại tô giới Pháp rồi bị giải về Việt Nam và bị kết án đại h́nh

Không biết có thể cho rằng Thời thế và các Đại thần yêu nước nhưng bị bó tay đã tạo nên Phan Bội Châu hay không? Nhưng chắc chắn Phan bội Châu nếu đơn côi một ḿnh không thể tự tạo nên Thời thế.

Hoạt động của Phan Bội Châu có thể tóm thâu qua các giai đoạn sau đây:
Đi tìm đồng chí và chiến hữu (1901- 1903)
Tôn dựng Minh chủ. 1903
Xuất ngoại qua Nhật 1905-1908
Tạo phong trào Đông du.1906
Bị trục xuất khỏi Nhật 1909
Hoạt động tại Xiêm và Trung Hoa.. 1908-1925
Bị bắt cóc và giải về Hỏa ḷ Hà Nội.1925
Ra ṭa lănh án.1925
Quản thúc tại Bến Ngự (Huế) 1925-1940

Hành trạng này theo những tài liệu của các nhà viết sử hay khảo cứu vê Phan Bội Châu cả từ hai phía người không cộng sản và người cộng sản không khác nhau nhiều và có thể ghi nhận như sau:

Tiểu sử và các bước đi của Phan Bội Châu trước năm 1900

Ý chí của Phan ban đầu quyết làm cuộc cách mạng bạo động trước hết chống trả quân xâm lược theo lư tưởng của Cần Vương và như vậy vẫn tôn quân. Nhưng sau khi vua Hàm Nghi bị bằt và lưu đầy Phan không tin tưởng vào vương quyền bù nh́n nữa. Thực vậy lúc này vua đương triều Thành Thái và đ́nh thần dưới sự kiềm tỏa của chánh phủ bảo hộ lại thêm ảnh hưởng quyền thế của Nguyễn Thân và Trương như Cương, không một hành động chống đối nào có thể công khai biểu lộ và chưa có cách nào thành tựu được.

Phan bội Châu đi thi được đậu Giải nguyên trường Nghệ An năm 1900 và cũng vào kinh thi Hội năm 1901 nhưng không đậu. Khoa thi Hội và Đ́nh này Ngô đức Kế đậu Tiến sĩ thứ nh́ và Phan chu Trinh đậu Phó bảng. Huỳnh thúc Kháng, Giải nguyên trường Thừa Thiên năm 1900 không thi v́ đang cư tang. Trần quư Cáp chưa đậu ǵ cả. Các vị này sau này cũng đóng góp nhiều vào chính trị và cách mạng Việt Nam. Nổi tiếng nhất sau Phan bội Châu là Phan chu Trinh mà chúng ta sẽ tìm hiểu phần sau.

Nhờ ra Huế thi Hội Phan bội Châu mới bắt đầu quen các vị trí thức cùng dự thi và chắc mới bắt đầu quen biết sơ giao như các bạn đi thi một khoá. Sau đó Phan Bội Châu được học tại Quốc tử giám và có dịp tìm hiểu tư duy của vua đương triều và các quan trong triều đ́nh. Lúc này Ngô đức Kế tuy đậu Tiến Sĩ nhưng không ra làm quan và Phan chu Trinh đã đậu Phó bảng và nhận chức Thừa biện bộ Lễ tương đương với quan ngũ phẩm.

Phan Bội Châu đi tìm đồng chí, thành lập Duy tân hội, Tôn dựng Minh chủ 1901-1904

Năm 1901 Phan nhờ học Quốc tử giám sau khi dự và hỏng kỳ thi Hội năm này nhưng thực ra ông chủ tâm tìm gặp các đồng chí có tước vị để cùng bàn chuyện chống Pháp. Ông gập được Huỳnh thúc Kháng cũng Thủ khoa trường Thừa Thiên năm 1900 nhưng không thi Hội năm 1901 v́ cư tang, Phan châu Trinh tuy đậu Cử nhân thứ ba sau Huỳnh thúc Kháng năm 1900 nhưng đậu Phó bảng khoa 1901 này và đã bước vào hoạn lộ với chức quan nhỏ Thừa biện tương đương ngũ phẩm và chắc bắt đầu thấu hiểu t́nh trạng của quan trường dưới chế độ quân chủ tuy vẫn mang tiếng chuyên chế nhưng thực sự bù nh́n. Trong buổi gập gỡ này còn có Ngô đức Kế cũng đã đậu Tiến sĩ nhưng không ra làm quan. Chưa thấy tài liệu cho biết ông có gập Trần quí Cáp hay không. Lúc này ǵũa các vị này cũng chỉ còn trong t́nh trạng sơ giao ḍ ư, nhưng sau này lại cùng nhau chung sức mong xây việc lớn.

Trong khi Phan bội Châu được Nguyễn Quỳnh đưa đi gập Nguyễn Thành, Phan chu Trinh lại được Hoàng giáp Đào nguyên Phổ cung ứng một số tân thư tương tự như những sách Phan bội Châu được Nguyễn thượng Hiền truyền dạy trước đây. Cùng tham khảo một loại sách mới nhưng hai họ Phan suy nghĩ khác nhau và mỗi người xây dựng nước trên hai con đường khác.

Nguyễn Quỳnh hướng dẫn Phan và Đặng thái Thân, Lê Vơ,Đặng văn Bách tới gặp cụ Tiểu La Nguyễn Hàm nay đổi tên là Nguyễn Thành đang khai thác cơ sở nông trại Nam Thịnh tại Quảng Nam.

Cụ Tiểu La Nguyễn Thành là một chiến sĩ còn sống sót sau ngày tan vỡ của cuộc khởi nghĩa cần vương tại Quảng Nam sau khi các lănh tụ cần vương xứ Quảng là Tiến Sĩ Trần văn Du, và phó bảng Nguyễn duy Hiệu đều thất bại và chịu tử h́nh. Được Nguyễn Thân tha và cho về làm ruộng, Nguyễn Thành bề ngoài tỏ ra làm ăn chăm chỉ nhưng ư chí chống Pháp vẫn còn và vẫn đi tìm đồng chí để tiếp tục việc chống trả kẻ thù ngoại xâm..

Nay thấy có Phan bội Châu tới yết kiến ông rất vui mừng và sau khi có chung ư kiến, hai vị này đầu đồng ư tái lập cuộc chống Pháp tạm tan vỡ vài năm trước..

Và tại đây Phan bội Châu được Nguyễn Thành chỉ cho ba điểm đi tới thành công

THU PHỤC NHÂN TÂM
QUYÊN TIỀN
MUA KHÍ GIỚI
     -Theo Nguyễn Thành-

Hai điểm sau dễ đạt nhưng thu phục nhân tâm là yếu tố quan trọng nhất. Lúc này tư tưởng của Nguyễn Thành đã khác trước v́ đã nhận thấy những khuyết điểm của mọi cuộc bạo động vũ trang do các địa phương tự tổ chức, thiếu liên kết và vũ khí quá đơn sơ nên các cuộc khởi nghĩa cần vương lần lượt tan vỡ. Nay cần các nhân vật mới và các chiến thuật mới.

Nguyễn Thành sau khi thất bại trong công cuộc Cần vương tại Quảng Nam đã được một đồng chí là Đổ đãng Tuyển sưu tầm cung ứng các tài liệu học tập như :” Thiên hạ đại thế luận “ của Nguyễn Lộ Trạch và các sách báo hán tự cuả hai nhà cách mạng Trung hoa đang dùng các biện pháp đổi mới để chống Thanh triều và để đem lại sức mạnh cho Trung Hoa. Hai nhà cách mạng Khang hữu Vi và Lương khải Siêu đang lưu vong tại Nhật, Nguyễn Thành cũng được đọc các sách tân thư qua các bản dịch qua Hán văn của các tư tưởng gia Âu châu nên kiến thức của ông lúc này rất cao thâm và sau này các sử gia cho rằng chính ông sau cuộc khởi nghĩa quân sự cần vương không thành đã chuyển hướng qua cách mạng văn hoá và kinh tế nhằm hỗ trợ các cuộc khởi nghĩa quân sự và cần thu phục nhiều đồng chí với chí hướng mới.

Ông coi Phan bội Châu như người xứng đáng tiếp tục công cuộc cách mạng nên khuyên nhủ và khuyến khích Phan bội Châu rất nhiều.

Muốn thu phục nhân tâm trong giai đoạn này Nguyễn Thành khuyên Phan cần tôn dựng một minh chủ trong hoàng phái v́ ḷng tôn quân của nhân dân còn nhiều, chưa thể một sớm một chiều một nhân vật xuất thân trong nhân dân như Phan bội Châu hay ai khác dù tài giỏi tới đâu cũng chưa thể mang lại niềm tin trong dân chúng. Và để thay thế nhà vua đương triều đang bị tước đoạt quyền hành nhưng có thể vẫn ngầm mang nặng ḷng yêu nước và sẵn sàng từ bỏ ngai vàng khi có thân tộc chịu hy sinh v́ đại nghĩa, Phan và Nguyễn Thành phải tìm một vị trong hoàng tộc có tinh thần yêu nước và Nguyễn Thành đề nghị Tôn thất Toại, một người đã được ông giúp đỡ khi hoạt động cần vương cùng ông, nay thất bại và vẫn được ông trợ giúp, nhưng Phan nhờ quen biết và thấu hiểu tư tưởng của Kỳ ngoại hầu Cường Để, người cùng Phan học tại Quốc tử giám nên Phan đề nghị tôn vị này làm minh chủ và Nguyễn Thành cũng tán thành và tháng 03 năm 1903, Phan và Nguyễn Thành cải trang ra Huế yết kiến Kỳ ngoại hầu Cường Để và mời ông nhận làm minh chủ và Kỳ
goại hầu cho biết ông đã có ư làm cách mạng đã lâu nhưng chưa tìm được đồng chí, nay Nguyễn Thành và Phan bội Châu yêu cầu, ông vui ḷng nhận lănh. Vào đầu tháng 06- 1903, 20 đồng chí trong đó có Trần đ́nh Phác, Đào Tấn và Đốc vạn Hiến và Nguyễn hữu Bài cùng tới trang trại Nam Thịnh và bí mật tôn Kỳ ngoại Hầu làm Minh Chủ” Duy tân Hội“. Phan lănh nhiệm vụ ra Bắc tìm gập Hoàng hoa Thám.

Rời Quang Nam ra Bắc tìm gập Hoàng hoa Thám để bàn kế liên hoàn khởi nghĩa nhưng chưa được gập v́ Hoàng đang đau nặng (có tài liệu khác cho rằng Thám chưa tin nên chưa muốn tiếp), nhưng các bộ tướng của Hoàng là Cả Trọng (con Hoàng hoa Thám) và hai tướng Cả Rinh và Cả Huỳnh tiếp đãi trọng hậu và cuộc liên kết đã dự tính thành h́nh. Đại diện của Hoàng hưá sẽ gia nhập Duy Tân Hội do Kỳ ngoại Hầu làm thủ lănh và Phan bội Châu là hội phó. Lúc này trong Nam ngoài Bắc đã có nhiều người hưởng ứng và cũng đã quyên góp được tiền bạc khá nhiều. Vấn đề chính là mua khí giới nhưng mua ở đâu và do ai cung cấp. Toàn thể nghĩ rằng chỉ nước Nhật thể trợ giúp được và cử Phan ra đi thực hiện công tác đó

Tháng mười một năm 1904 sau khi hội nhóm họp tại nhà Nguyễn Thành, có thêm Phan chu Trinh tham dự và do Cường Để chủ toạ, Phan bội Châu được cử sang Nhật cầu viện.

Cũng trong năm 1904 để cảnh tỉnh Triều đ́nh, Phan viết :” Lưu cầu huyết lệ thư “, đệ tŕnh các đ́nh thần đang mang chức trọng với năm điều ước nguyện. (Lưu Cầu là đảo Okinawa ngày nay).

Sở dĩ Phan bội Châu mang địa danh Lưu Cầu vào bản huyết lệ thư v́ nhằm vào sự kiện lịch sử quần đảo Lưu Cầu năm 1890 hoàn toàn rơi vào tay Nhật và vị vua Lưu Cầu cuối cùng là Sho Tai hay Thiệu Thái đã mất nước vào tay Nhật và bị giam lỏng nhưng được mang tước Hầu và phải lưu vong ở Nhật và Nước Lưu Cầu từ nay trở thành Xung thằng và gia nhập Đế quốc Nhật.

Việc Thiệu Thái bị mất quyền năm 1890 và bị lưu đầy không khác cảnh Việt Nam phải chấp nhận hoà ước bảo hộ 1884 và sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn, bị bắt và lưu đày, các vị vua kế tiếp bị Pháp kiềm tỏa không khác số phận của Sho Tai trong ṿng kiểm soát của Nhật.

Lưu cầu huyết hệ thư như vậy được viết năm 1904 và nhằm vào Triều đ́nh, nhưng không được triêu đ́nh đáp ứng và chấp nhận mặc dầu các Đại thần đều khen hay và đúng. Tuy nhiên bức huyết lệ thư này cũng lọt ra ngoài và các giới sĩ phu vô cùng khâm phục và đem lại nhiều ảnh hưởng thuân lợi.Theo Phan,các vị danh sĩ như Phan chu Trinh, Trần quí Cáp, Huỳnh thúc Kháng và Ngô đức Kế đã bẳt đầu làm quen thân mật với Phan qua bản Lưu cầu huyết lệ thư..

Lưu Cầu Huyết Lệ Thư nhằm đưa ra năm điểm chính:

a/ Nhắc lại nỗi nhục nhằn mất nước, mất quyền, mang lại thảm họa cho tương lai dân tôc.
b/ Đê nghi mở mang dân trí sửa đổi thi cử, bỏ lối học cử nghiệp và xin giảng dạy những khoa học ứng dụng khác..
c/ Nhằm tái khích động dân khí đã tạm suy giảm qua việc Văn Thân Cần vương thất bại.
d/ Vun trồng nhân tài qua các phương tiện mới học kinh tài, công nghệ.
e/ Kỳ vọng những người đang làm quan cổ động các nhân sĩ và những người cầm quyền đem tài sức giúp nước.

Khi đưa bản Lưu cầu huyết lệ thư ra Hồ Lệ, Thượng Thư Bộ Hộ và là người gốc Quảng Nam tuy thích nhưng không dám tỏ thái độ, Đào Tấn ngầm ủng hộ, Nguyển Thuật hững hờ.Các đ́nh thần tỏ ra tiêu cực, trái lại vua Thành Thái rất lưu tâm và có tài liệu cho biết chính vua Thành Thái đã tạo dễ dàng cho Hoàng thân Cường Để ra ngoài để cùng Phan bội Châu mưu đồ việc lớn. Sau thất bại trước phản ứng tiêu cực của triều đ́nh đối với 5 điều ước nguyện do Lưu cầu huyết lệ thư đưa ra và ngay cả trong các cuộc hội kiến với Huỳnh thúc Kháng và tân Phó bảng Phan chu Chinh cả ba chỉ cùng đồng thuận trong điểm cần mạnh bạo chống trả mức đàn áp của ngoại nhân và sửa đổi phương pháp học và thi cử, nhưng chưa đồng thuận trong việc giữ nguyên thay đổi chính thể quân chủ hay hoàn toàn dùng biện pháp vũ trang bạo động. Phan bội Châu tin tưởng vào việc tái tạo dân khí, khai mở dân trí nhưng lưu lại một vương triều cứng rắn, mới có thể chống đối thực dân Pháp.

Phan được cử qua Nhật để cầu viện v́ sau khi ra Bắc lần thứ hai và được Hoàng tiếp kiến và sau khi quan sát cơ sở kháng Pháp của lực lượng của Hoàng hoa Thám, tất cả đều đồng ư phải hỗ trợ quân sự nhưng việc sản xuất hay tìm mua vũ khí trong nuớc không thể thực hiện và cần nguồn viện trợ bên ngoài và nước duy nhất hùng mạnh tại Á Châu thời đó là Nhật bản mới có thể trợ giúp v́ Trung hoa đương vào cảnh hỗn loạn. Ngay tới Khang hửu Vi và Lương khải Siêu đã phải tạm lánh qua Nhật.

Tăng bạt Hổ trước đây là người của Cần Vương trốn chạy được qua Nhật nay đã trở về và nhận giúp đỡ đưa Phan bội Châu qua Nhật năm 1905.

Phan Bội Châu xuất dương qua Nhật (1905)

Ý định của Duy tân hội muốn tìm Nhật làm đồng minh xuất phát từ tiếng vang lừng lẫy khi quân Nhật đánh tan hạm đội Nga trong năm 1904 tại Lữ Thuận và Đối mă đã chứng tỏ người Á châu không thua người da trắng từ xưa vốn đàn áp da vàng v́ vậy trông cậy vào Nhật là con đường tốt đẹp nhất.

Phan bội Châu xuất ngoại qua Nhật năm 1905 cùng Tăng bạt Hổ và Đặng tử Kính, Phan đã tìm gặp Lương khải Siêu và đưa ra ư định dựa vào Nhật. Ông đã bút đàm với Lương khải Siêu để thảo luận con đường phục quốc và kiến quốc và sau khi đuợc Lương hỏi thăm t́nh trạng áp bức của Pháp tại Việt Nam, Phan viết Việt Nam vong quốc sử kể lại mọi áp bức dă man của Pháp và mang nguyện vọng tranh đấu bạo động và thành lập Quân chủ lập hiến để thay chế độ quân chủ hiện nay không còn quyền thế và hoàn toàn do Pháp tuy là bảo hộ nhưng quyết định mọi việc.

Lương khải Siêu đã một mặt dịch Việt Nam vong quốc sử ra anh ngữ và phổ biến trong các báo Trung Hoa và bài này được vô cùng tán thưởng và được coi như một thành phần trong sách Ẩm băng thất (tập hợp các bài viết của Lương khải Siêu) tại Trung hoa. Lưong cũng khuyên Phan đừng quá tin vào sự giúp đỡ trực tiếp của Nhật và đưa Phan đi gập các yếu nhân Nhật

TUYÊN TRUYỀN BẰNG VĂN CHƯƠNG CHỮ HÁN CỦA PHAN BỘI CHÂU

Phan nhờ Lương khải Siêu giới thiệu với nhiều lănh tụ các đảng chính trị tại Nhật như Bá tuớc Đại Ôi đã ba lần làm Thủ tướng Nhật và Khuyển dưỡng Nghị Chủ tịch đảng Tiến bộ và Phan đã nhân dịp này đề nghị xin chánh phủ Nhật trực tiếp can thiệp trợ giúp Duy tân hội đánh đuổi Pháp, nhưng chánh phủ Nhật cho biết không thể công khai giúp đỡ v́ sợ phương hại bang giao Nhật Pháp, và các đảng đối lập đồng ư giúp Phan huấn luyện cán bộ từ trong nước gửi ra. Phan thấy thất bại trong việc yêu cầu Nhật tham gia viện trợ quân sự trực tiếp nhưng nhận thấy nước Nhật rất tiến bộ và nếu các người Việt yêu nuớc muốn mở mang kiến thức th́ đây là một nơi lư tưởng để học hỏi và phát triển mọi mặt. Phan bèn nhân dịp này viết Việt Nam vong quốc sử để bày tỏ nỗi nhục mất nuớc bằng hán tự năm 1905 và cuốn này được Lương khải Siêu dịch ra Anh ngữ và đãng trong nhiều báo tại Trung Hoa, Phan nghĩ nay nên mang về phổ biến tại Việt nam. Các bản viết bằng chữ hán được chính Phan và Đặng tử Kính chuyển về VN chừng 50 cuốn và chỉ có thể lưu truyền trong giới thông hiểu hán tự nhưng đã gây được tiếng vang lớn, và người Pháp đọc qua các bản dịch ra anh ngữ của Lương khải Siêu bắt đầu chú ý tới Phan và bắt đầu tầm nă.

Khi Phan ở Nhật, các yếu nhân Nhật cho biết mong muốn gập vị Minh Chủ cho việc tiếp xúc tương xứng hơn. Phan cũng có dịp ngoài việc trao đổi ư kiến và tiếp xúc với các yếu nhân Nhật, còn gập các nhà cách mạng Trung Hoa đang lưu vong v́ đang bị Thanh triều truy nă. Phan có cơ hội gập Trần Kỳ Mỹ một yếu nhân Trung Hoa đang lánh qua Nhật.

Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Đông du (1906)

Sau khi Kỳ ngoại Hầu Cường Để nhận làm Minh chủ Duy tân hội trong công cuộc Phục quốc và sau khi nghe Lương khải Siêu khuyên nhủ, và có dịp gập các yếu nhân Nhật, các vị này cũng muốn gập Kỳ ngoại hầu Cường để trao đổi ư kiến trên vị thế cao hơn Phan quyết định về nước để mời Kỳ ngoại hầu qua Nhật, một mặt báo cáo t́nh h́nh trợ giúp vũ khí tuy không thành nhưng cũng cho các đồng chí biết những cái hay cái mới của Nhật hơn xa các điều từ trước ta tin vào Trung Hoa và nhất là nhờ các đồng chí phổ biến mạnh bản Việt Nam vong quốc sử trong nhân dân.

Phan về nước nhờ Đặng tử Kính đón Kỳ ngoại hầu đi Nhật v́ Phan phải trở lại Nhật ngay nhờ được một vị quan Tổng đốc cho biết lúc này Pháp đã ra lệnh tầm nă Phan ráo riết và các đồng chí cũng khuyên Phan nên trở lại Nhật, và may mắn Phan được Trần đông Phong giúp 15 nén bạc và 200 đồng làm lộ phí.

Trở lại Nhật, Phan được biết 2 thanh niên trẻ Lương lập Nham và Lương nghị Khanh hay Lập Nghi, con cụ Cử Lương văn Can cũng vừa tới. Cha con cụ Lương văn Can sau này nổi tiếng trong các cuộc đấu tranh trong nước nhưng đều, người tử trận, người tù đầy trong thời gian sau.

Cùng lúc này Lương khải Siêu cũng khuyên Phan nên kêu gọi người Việt ra nước ngoài học để đào tạo nhân tài và Lương xác nhận với Phan, chính phủ Nhật chỉ có thể gíúp Cường Để và Phan về ngoại giao và huấn luyện mà thôi, không trông mong hơn được và nếu Phan có ư định gửi vũ khí về Việt Nam nên dùng con đường tiếp tế khí giới cho Hoàng hoa Thám tiện nhất qua hai đường Quảng Đông và Quảng Tây gần biên giới Việt Nam hơn. Nhờ Lương khuyên bảo, Phan biết rõ cần thêm nhiều nhân tài mới mong phục quốc và xây đựng nuớc. Phan suy nghĩ và viết nên bài văn Khuyên Thanh niên du học và lại nhờ Tăng bạt Hổ chuyển về nuớc. Cùng lúc đó Nguyễn hải Thần cũng qua và nguyện phụ trách phần quyên tiền gíup sinh viên du học.

Phan liền phát động phong trào Đông Du qua Nhật để học hỏi mọi tư tưởng tiến bộ thực hiện việc mở mang nhân trí, một trong năm mục tiêu nêu ra trong Lưu cầu huyết lệ thư. Phan tin rằng từ sau 1905 đã đến lúc phải cần canh tân xứ sở và cần cử thật nhiều thanh niên qua Nhật để học hỏi tạo nên những thực tài ṇng cốt cho sự nghiệp phục quốc” khai dân chí, chấn nhân trí, thụ nhân tài” là những điểm Phan nêu ra trong Lưu cầu huyết lệ thư được coi như Cương lănh của Cách mạng Phan bội Châu. Nhận được thư ” Khuyên du học “, số thanh niên và nhân sĩ Đông Du hưởng ứng nồng nhiệt. Sồ người xuất ngoại qua Nhật lên tới trên 200 và Phan phải tìm nơi học và nuôi sống họ, và ban đầu 4 người trong đó có Lương lập Nham hay Lương khắc Quyến được vào học Chấn Vơ học hiệu.năm 1906, Lương Nghị Khanh được vào Đồng Văn thư viện một trường đặc biệt được thành lập để huấn luyện sinh viên Đông du.

Cùng năm đó Đặng tử Kính cũng pḥ tá Kỳ Ngoại hầu qua được Hương Cảng cùng lúc với Phan chu Trinh. Tất cả cùng gập mặt tại Hương Cảng rồi cùng qua Nhật vào tháng 04-1906. Phan bội Châu đưa Phan chu Trinh đi coi các cơ sở học vấn tại Nhật và Phan chu Trinh nhận thức mọi tiến bộ ở Nhật sau khi đã thảo luận với Phan chu Trinh và thẳng thắn cho Phan bội Châu biết ôngsuy nghĩ khác Phan bội Châu, Phan chu Trinh nghiêng về tư tưởng dân chủ và dân quyền nhưng không chống đối Phan bội Châu, Phan chu Trinh bèn chia tay với Phan bội Châu và hứa về nước ngay để tổ chức công cuộc cải tiến về học vấn và kinh tế và đồng ư Phan bội Châu nên ở lại Nhật để tiếp nối các liên lạc tại đây và đồng thời tránh cho Phan bội Châu việc bị Pháp bắt giữ v́ lúc này việc làm của Phan bội Châu đã được cơ quan an ninh Pháp vô cùng lưu ư.

Một việc cũng đáng chú ý, tại Nhật, Phan bội Châu cũng có dịp tiếp kiến với Tôn Trung Sơn cha đẻ ra nền Dân quốc tại Trung Hoa và tuy Tôn Trung Sơn đồng ư sau này khi phục quốc Trung hoa sẽ tìm cơ hội giúp Phan nhưng cũng đồng thời bàn với Phan về chế độ dân chủ có lẽ hay hơn quân chủ. Hai chính kiến đã không gập nhau v́ Tôn trung Sơn đang chủ tâm xây dựng Trung Hoa Dân quốc còn Phan mong muốn lưu giữ chế độ quân chủ. Hai tư tưởng và môi trường chính trị khác nhau, việc tranh đầu ắt phải khác nhau. Nhưng giao t́nh vô cùng thân thiện.

Nhân dịp này Phan bội Châu trao cho Phan chu Trinh mang về phổ biền “ Hải ngoại huyết thư “ để khuyến khích trong nhân dân tinh thần chống thực dân.

Tuy nhiên Phan cũng không yên ḷng với t́nh h́nh quân sự trong nuớc. Phe cấp khích đang mong chóng khởi nghĩa tiếp và Phan trở về Việt nam lần thứ hai qua đường Quảng Đông nghiên cứu đường chuyển vũ khí qua đường biên giới và tìm gập Lương tam Kỳ và Hoàng hoa Thám.

Tại Quảng Đông Phan gặp Thống lănh Trần Thế Hoa và nhờ ông này giới thiệu với đàn em cũ là Lương Tam Kỳ (dư đảng của Lưu vĩnh Phúc) lúc này ḥa với Pháp được Pháp cho thống lănh vùng Thái Nguyên trong khi đó Hoàng hoa Thám đang được Pháp nhượng một phần đất tại Bắc Giang trong khi trận chiến hai bên tạm ngưng. Tuy nhiên cả phía Pháp và Hoàng vẫn còn tìm dịp gây chiến tiếp.

Tháng 09 năm 1906 Phan gập Lương tam Kỳ nhưng Lương tam Kỳ chỉ hứa hẹn xuông v́ đã đưọc Pháp dành cho nhiều quyền lợi tại vùng Thái nguyên nhưng vẫn giúp Phan tới gập Hoàng sau đó vài tuần.

Sau khi hội kiến với Hoàng và được Hoàng hứa dành cho một cứ điểm gần Phồn Xương để Phan tập hợp đồng chí để thao luyện và làm nơi phổ biến các tài liệu khởi nghĩa.

Phan cũng lén xuống Hà Nội và gập Ngô đức Kế từ Hà tĩnh ra cùng hội họp với các nhân sĩ Bắc hà. Ngô đức Kế lúc này có lẽ đã nhận nhiệm vụ đóng góp vào việc thành lập Đông kinh nghĩa thục trong năm 1907. Ngô đức Kế cũng đồng thời đang phụ trách các công tác của Phong trào Duy tân do Phan chu Trinh khởi xướng tại vùng Nghệ Tĩnh.

Phan trở lại Hương cảng và thành lập một cơ quan Việt Nam Thương đoàn công hội để quyên tiền và giúp đỡ sinh viên trên đường Đông du. Sau đó Phan về Nhật và tiếp tục quyên tiền và mua vũ khí trợ giúp Hoàng hoa Thám và trang bị lực lượng vũ trang tại miền Trung.

Phan cũng thành lập Tân Việt Nam Cống hiến hội như h́nh thức một chính phủ lưu vong lâm thời và thanh thế càng nổi lên cao.

Trong khi đó nhờ sức vận động của Phan chu Trinh, Huỳnh thúc Kháng và Trần quư Cáp, tại nhiều tỉnh miền Trung các Thương điếm và các trường học chữ Pháp và chữ quốc ngữ được thành lập nhiều nhất tại Quảng Nam, Bình thuận và Khánh ḥa. Học sinh theo học rất đông và thật sự phong trào duy tân đã xuất hiện tại nhiều nơi trong nước. Cao điểm học hỏi phát sinh nhờ Phan chu Trinh đã vận động được Cử nhân Lương văn Can, Huấn đạo Nguyễn Quyền thành lập nổi cơ sở Đông kinh nghĩa thục tại Hà Nội, một cơ quan giảng huấn mới khuynh hướng cách mạng văn hoá thật rõ rệt vào ngày 04-03-1907. Ban giảng huấn thật đa diện và hùng hậu, tài giỏi, các buổi diễn thuyết được tổ chức và có thể các bài hiệu triệu của Phan bội Châu cũng được bí mật phổ biến. Rất tiếc Pháp đã rút giấy phép trường này sau 9 tháng hoạt động v́ nghi là ḷ đào tạo cán bộ cách mạng và sau này các giáo sư bị tù đầy rất nhiều. Nhưng để đối phó Pháp cũng mở một chương tŕnh giáo dục mới cũng khuyến khích học quốc ngữ và mở trường Đại học tại Hà Nội để thu hút thanh niên học theo ảnh hưởng Pháp.

Trong khi đó trong nước xảy ra nhiều biến cố lớn.

Hoàng hoa Thám bí mật tổ chức đầu độc quân nhân Pháp qua vụ Hà Thành đầu độc ngày 27-08-1908 phần v́ bại lộ, phần sử dụng thuốc độc không mạnh (dùng cà độc dược) nên việc không thành và những người chủ động đầu chịu cực h́nh.

Trong khi đó tại các tỉnh miền Trung từ tháng 03-1908 khởi đầu từ Quảng Nam, lan Quảng Ngăi, Bình định Phú yên dân chúng chịu không nổi sưu cao thuế nặng và cảnh bắt làm sâu tàn bạo nên phong trào phản đối càng ngày càng lan rộng trong ṿng 6 tháng có nơi phản kháng ôn ḥa có nơi bạo động nên Khâm Sứ Pháp khủng bố, tàn sát người tham gia và bắt giử các sĩ phu nghi là lănh tụ. Các vị tham gia có một số người bị tội nhẹ còn những người coi như thủ lănh bị tù đầy rất nhiều. Phan chu Trinh bị bắt tại Hà Nội khi đang diễn thuyết v́ bị nghi thủ xướng việc Trung kỳ dân biến tuy ông không trực tiếp tham gia.Trước đó vào tháng 11-1907 Đông kinh nghĩa thục bị thu hồi giấy phép và các giảng viên đều bị giam giữ sau khi có biến động tại miền Trung và sau vài tháng các vị giáo sư cũng bị đầy ra Côn đảo v́ Pháp cho rằng cách giảng dạy và các bài giảng dạy đều nhằm mục đích bài Pháp và họ có chứng cớ các bài viết từ ngoại quốc cuả Phan bội Châu cũng được phổ biến tại các trường Nghĩa thục này.

Thực dân Pháp buộc tội họ liên hệ tới Phan bội Châu và các hoạt động dù thương hiệu hay cơ sở giáo dục cũng liên quan tới việc xúi dục dân chống sâu chống thuế nên giam giữ và lưu đầy các vị được nghi là có dính líu trong các biến loạn này tại Côn đảo.

Các cuộc phản đối thuế tan vỡ sau sáu tháng, các cơ sở kinh tế, văn hóa đóng cửa, các nhân sĩ đây ra Côn đảo và cuộc tấn công vào căn cứ của Hoàng hoa Thám lại tái diễn qui mô hơn từ đầu năm 1909 cho tới năm 1913 mới chấm dứt.

Cùng thời gian 1907-1909 Pháp nhất quyết dứt điểm với Phan bội Châu nên tăng cường ngoại giao với Nhật và kư hiệp ước cho Nhật vay 300 triệu francs với điều kiện bắt đóng cửa Đồng văn học hiệu và tống xuât các sinh viên Đông du về nước lănh án. Pháp cũng đ̣i Nhật trục xuất Phan bội Châu và Cường Để.

Phan Bội Châu hoạt động tại Xiêm và tại Trung Hoa

Các sinh viên đông du này phần lớn bị cảnh sát Nhật giải giao cho Pháp, phần nhỏ lấy quốc tịch Trung hoa và ở lại Nhật, một số sau này theo Phan về sinh sống và hoạt động tại Xiêm khi Phan và Cường Để cũng bị cũng bị trục xuất khỏi Nhật và qua Xiêm nương náu năm 1909.

Tại Xiêm Phan vẫn chưa chịu ngưng tranh đấu, môt mặt khuyên sinh viên làm ruộng kiếm ăn, mặt khác tiếp tục vận động quyên tiền mua vũ khí gửi về nước.

Phan quyên được tiền mua nổi 500 khẩu súng nhưng không tìm được tàu chuyên chở, Phan tạm gửi vũ khí lại tại Hương cảng và bị nhà cầm quyền Anh tại Hương cảng tịch thu. Cũng có tài liệu cho biết Phan đã tặng số súng này cho Tôn Trung Sơn?.

Tới năm 1911 Phan bá Ngọc, trưởng nam của Phan đ́nh Phùng qua Xiêm cho Phan biết cách mạng Vũ Xương thành công, Phan bội Châu và Cường Để trở lại Trung hoa và lần này không còn giữ chủ nghĩa quân chủ nửa, Cường Để và Phan thành lập tổ chức mới mang tên Việt Nam Quang Phục hội do Cường Đê làm Hội trưởng kiêm trưởng Bộ Tổng vụ, Phan làm phó.

Ngoài ra còn các bộ Binh nghị do Nguyễn thưọng Hiền phụ trách miền Bắc, Phan bội Châu tự đặc trách miền Trung và Nguyễn thần Hiến phụ trách miền Nam.

Các ủy viên quan trọng có Hoàng trọng Mậu và Lương lập Nham (Lương ngọc Quyến) phụ trách quân sự và Đặng tử Kính phụ trách kinh tế.

Lấy lá cờ Ngũ tinh liên châu (nền vàng 5 sao đỏ) coi như quốc kỳ.

Binh thuyết được Hoàng trọng Mậu soạn và binh sĩ được tuyển mộ mang tên Quang phục quân.

Phan cũng cùng Kỳ ngoại Hầu lên gập Tôn Trung Sơn xin viện trợ quân sự, nhưng Tôn từ chối v́ cho rằng Trung hoa dân quốc vừa thành lập còn nhiều việc phải làm. Phan chỉ nhận được một số tiền và ít vũ khí do Trần kỳ Mỹ, người bạn Trung hoa cùng lưu vong tại Nhật nay làm Đô đốc Thượng Hải và Hồ hán Dân Đô đốc Quảng Đông trợ giúp.

Từ Trung hoa Phan không có cách giúp được ǵ cho Hoàng hoa Thám đang lui binh và Phan cũng chưa ra khỏi cùng quẫn nhưng nhưng Phan vẫn quyết gây bạo động và đưa người và tạc đạn về nhằm giết Toàn quyền Albert Sarraut khi ông này ra coi thi Hương tại Nam định khoa Nhâm Tư 1912 (Duy tân thứ 6), lúc này vua Thành Thái đã bị Pháp hạ bệ v́ nghi chống Pháp bắt buộc thoái vị để con là Duy Tân thay thế. Nhưng kết quả hai trái tạc đạn mang về Nam không tới nơi còn hai trái dùng tại miền Bắc chỉ được tài xế Phạm văn Tráng ném và giết chết Tuần phủ Thái Bình Nguyễn duy Hàn, còn trái tại Hà Nội ném vào Khách sạn Hanoi Hotel và chỉ làm hai thiếu tá Pháp tử nạn.

Sau vụ này Pháp bắt 254 người, xử tử 6 người và lên án tử h́nh vắng mặt Cường Để, Phan bội Châu, Nguyễn thượng Hiền và Nguyễn hải Thần.

Toàn quyền Albert Sarraut còn qua yêu cầu quan tỉnh Quảng Đông giải giao các vị thụ án tử h́nh vắng mặt về trả cho Pháp. Trước đây Hô hán Dân Đô đốc Quảng Đông là người quen cũ của Phan đã bị Long Tế Quang đánh chạy và Long Tế Quang năm 1913 đã bắt nhốt Phan và Mai lăo Bạng chờ ngày trao cho Pháp. Tại trong tù Phan viết cuốn Ngục Trung Thư kể lại những đoạn đời đã trải qua và đợi ngày về Việt Nam lănh án tử h́nh. Nhưng sau đó năm 1917 Long Tế Quang mất chức và người thay thế đã trả lại tự do cho Phan. Trong khi Phan ở ngục tù. Cường Để đã đi được Âu châu rồi qua Nhật trở lại và cùng Nguyễn thượng Hiền qua Xiêm tiếp xúc với người Đức. Sau đó Kỳ ngoại hầu qua Âu châu rồi lại trở về Nhật và tiếp tục hoạt động. Sau này các vị như Ngô đ́nh Diệm, Vũ đ́nh Dy, Nguyễn xuân Chữ cũng liên lạc và gia nhập tổ chức mới của Cường Để.

Cũng trong khi Phan còn ở trong ngục Lương ngọc Quyến bị người Anh bắt giao cho Pháp năm 1914 và bị Pháp tra tấn liệt hai chân và giam giữ tại Thái Nguyên.

Cũng chính Lương ngọc Quyến trong khi tù tội đã thuyết phục được Trịnh văn Cấn khởi nghĩa tại Thái nguyên ngày 31-08- 1917.

Trước những biến cố này Pháp càng căm hận Phan và tìm cách cô lập hoá Phan nhờ các tay sai hoạt động tại Trung hoa.

Năm 1917 khi Phan được trả tự do, t́nh trạng vật chất rất eo hẹp phải viết báo mưu sinh nhưng Phan cũng cùng một số đồng chí lập nên một đảng mới mang danh Việt Nam quốc dân đảng (không có liên hệ ǵ với VNQD đảng sau này do Nguyễn Thái Học làm lănh tụ.) Phan cũng bắt đầu tìm hiểu chủ thuyết Cộng Sản đang thành h́nh và có dịp gập người Nga nhưng chưa bị thuyết phục hoàn toàn và trao đổi thư từ với Nguyễn Tất Thành nhưng không gặp mặt chỉ v́ quen biết với Nguyễn Sinh Sắc cha của Tất Thành khi thi Hội năm 1901. Phan cũng có lúc nghĩ tới đổi thay tư tưởng và có ư mong tạo nên hoà hoăn với Pháp nhưng chưa rõ phương thức.

Năm 1922 ông có liên hệ với Tâm Tâm xă và hai phần tử trẻ của phong trào này đã ném bom mưu giết Toàn quyền Merlin tại Sa điện trong Tô giới Pháp tại Quảng châu. Sau vụ này Pháp nhất quyết hại cho đuợc Phan bội Châu và, Phan được tin báo Pháp đang tầm nă ḿnh tại Trung hoa nhưng không thận trọng đã bị một kẻ đồng hương (Lâm đức Thụ và Lư Thụy) báo cho Pháp lộ tŕnh di chuyển và Pháp bắt cóc Phan và bí mật đưa về giam tại Hoả ḷ dưới tên là Trần Văn Đức.

Nhưng nhờ Mai lâm Nguyển đắc Lộc bạn của Bác sĩ Nguyễn xuân Chữ vào Hoả ḷ thăm một tù nhân h́nh sự, và nhờ anh này cho biết tin Phan bội Châu bị Pháp bắt cóc và Pháp dự tính thủ tiên dưới tên Trần văn Đức. Tin lọt ra ngoài và được loan báo rộng răi trong nhân dân. Pháp bắt buộc phải đưa Phan ra Hội đồng Đề h́nh do Thanh tra Brides chánh thẩm.(Brides trước đây thoát chết trong vụ Trịnh văn Cấn khởi nghĩa tại Thái Nguyên nên hết sức thâm thù Phan)

Phan được hai luật sư khuynh hướng nhân quyền biện hộ và Phan cũng qua Thông dịch viên hùng biện tự bào chữa. Phan chỉ nhận những hành động trước năm 1913 v́ từ 1913 Phan đang bị Long tế Quang giam giữ. Phan cũng phủ nhận đã nhúng tay vào các biến động của nhân dân trong vụ chống thuế năm 1908 v́ Phan ở nước ngoài không liên lạc trực tiếp với nhân dân miền Trung và nhất là Hà Tĩnh quê hương của Phan, chưa có khởi biến và Ngô đức Kế bị bắt oan và được trả tự do và khôi phục công quyền phẩm tước năm 1921 nay lại là một kư giả danh tiếng của tờ Hữu Thanh.

Trước tin Phan bị ra toà xử, nhân dân rung động, biểu t́nh, băi khoá nổi lên từ khắp mọi nơi. Báo chí lúc này đã có rất nhiều và loan tin rộng răi, sau cùng Phan chỉ bị Khổ Sai chung thân, nhưng sau đó trước sức phẫn nộ của nhân dân Toàn quyền Varenne đã hủy án của Phan và chỉ bắt Phan an trí tại Bến Ngự (Huế) cho tới khi Phan mầt.

Hai mươi lăm năm hoạt động cách mạng của Phan nơi hải ngọai, đã đem lại cho nhân dân một sức đấu tranh mănh liệt và văn chương của Phan dành nhiều cho khích động đấu tranh bằng bạo lực đã in vào tim óc những thế hệ sau dù họ theo đuổi các nền giáo dục khác. (sau khi phong trào Đông kinh nghĩa thục phải giải tán Pháp đã cải tổ chuơng tŕnh giáo dục như mở các cơ sở học quốc ngữ và Pháp văn và mở cả Đại học để cản đường Đông du và đã rất nhiều người theo tân học)

Phê phán về tư tưởng và hành động chính trị của Phan, các sử gia có nhửng nhăn quan khác nhau nhưng cả hai phía quốc gia và cộng sản đều nh́n nhận Phan bội Châu là cha đẻ ra tư tưởng cách mạng chống người Pháp ngoại xâm qua vũ lực và có người còn cho rằng việc bạo động chỉ là giai đoạn đầu của một cuộc tranh đấu giành độc lập v́ theo Phan bội Châu nếu không có nước th́ lấy dân đâu mà áp dụng dân chủ. Đường hướng này hoàn toàn khác tư tưởng của Phan chu Trinh ngay từ khi hai người gập nhau tại Quảng Nam và tại Nhật.

Cuộc Đông du không thành nhưng đã đẩy một số đồng chí tiếp tục tham gia các cuộc bạo động, có người trở thành sĩ quan Trung Hoa cũng có người qua phía Cộng Sản quốc tế, nhưng cũng không thiếu người vẫn kiên quyết tranh đấu không theo đường lối của cộng sản.

Tóm lại Phan Bội Châu bắt đầu hoạt động cách mạng theo phong trào Cần vương khi vua Hàm Nghi xuất bôn năm 1885 và từ khi còn một chàng trai từ thuở thiếu thời đã nhất quyết tham gia việc chống trả ngoại xâm. Ngay ban đầu đã có tác phong lănh đạo và tuy tài học khoa cử cao thâm nhưng không coi khoa bảng là con đường tiến thân, chỉ tin rằng vũ lực bạo động mới trả được quốc thù. Nhưng sau các cuộc khởi nghĩa văn thân cần vương từ Bình định, Quảng ngăi, Quảng Nam và nhất là tại Nghệ Tĩnh cũng thất bại, chắc tâm tư hẳn cũng lâm vào một khoảng trống và đành qua trở lại học vấn nhưng không quên cơ hội đi tìm minh chủ hay đồng chí để tiếp tục chí hướng.

Cũng may trong thời gian ngay sau đó các đàn anh yêu nước đã giúp ông những dịp một mặt phát triển kiến thức qua cho đọc các bản dịch sách chính trị Tây phương và cứu vớt ông khỏi oan khiên mang tài liệu vào trường thi để tiếp tục dự thi. Hơn thế nữa còn cố gắng nâng đỡ kẻ có tài và có chí đạt được chức vị Giải nguyên. Hành động này mở rộng đường cho Phan bội Châu quan sát thực trạng của Triều đ́nh và có dịp gập gỡ và trao đổi ư kiền với Phan chu Trinh, Ngô đức Kế Huỳnh thúc Kháng, và nhất là có dịp gập Nguyễn Thành để nhận những lời khuyên nên tin tưởng vào một minh chủ Kỳ ngoại hầu Cường Để, liên lạc với Đề Thám ngoài Bắc và cổ vơ phong trào Đông Du. Và tư tưởng bạo động khởi nghĩa ban đầu nhờ người Nhật hỗ trợ và thành lập thể chế quân chủ lập hiến không thành nhưng Phan bội Châu vẫn theo đuổi lư tưởng tới khi bị bắt và tù đầy năm 1925.

Sự nghiệp cách mạng của Phan bội Châu không thành công như ư muốn nhưng lư tưởng dân tộc đã được toàn dân hưởng ứng. Nhờ sức tranh đấu của toàn dân ông không bị tử h́nh nhưng không còn phương tiện hoạt động.

Sự nghiệp cách mạng không thành nhưng tinh thần Phan Bội Châu đã nẩy mầm và đang phát triển trong mọi giới.

Các tác phẩm văn chương Phan viết, khi theo lối cũ khi, theo văn phong mới không mang nét bó buộc của văn chương khoa cử đã được truyền tụng rộng răi. Tuy nhiên ban đầu các sách của Phan Bội Châu chỉ có thể tới tay các nhà tinh thông hán tự nên còn giới hạn. Nhưng các tác phẩm như Lưu cầu huyết lệ thư, Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại Huyết thư và Thư khuyên du học đã được truyền tụng trong nhân dân và cũng đã được dùng giảng dạy trong Đông kinh nghĩa thục. Hầu hết các bản văn của Phan bội Châu chỉ nhắm các mục đích khích động dân khí và khuyến khích thanh niên tham gia Đông du để học hỏi những tiến bộ tại các nước ngoài, đồng thời đả phá những khuôn sáo cử nghiệp dựa trên đường lối văn chương áp dụng từ triều Lê và tồn tại tới triều Nguyễn khiến các vị khoa bảng không nh́n thấy những tiến bộ của thế giới tây phương. Những bản đệ tŕnh của các sứ bộ từ ngoại quốc trở về cũng như những bản sớ dâng xin chú ý tới cải cách của Phan thanh Giản, Phạm phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện đều không được cứu xét v́ cả
nhà vua lẫn triều đ́nh e ngại mọi cuộc cải cách này sẽ mang lại những đổi thay thất lợi cho địa vị của cá nhân và chế độ. Bản Lưu cầu huyết lệ thư thực ra cũng chưa mạnh bạo lắm v́ chỉ xin sửa đổi nhưng vẫn tôn trọng vương quyền cũng đã bị bác bỏ, Phan chỉ còn con đường cách mạng vũ trang.

Các văn bản sau mạnh bạo hơn v́ viết từ ngoại quốc và mang tính chất sách động nhiều hơn, tuy nhiên chỉ gây được ảnh hưởng trong các giới còn thông hán tự trong thời gian trước 1908.

Thế nhưng nhờ Phan chu Trinh, Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng trong Trung và nhờ Đông kinh nghĩa thục ngoài Bắc, phong trào học qưốc ngữ, học chữ Pháp mạnh mẽ ra đời và ngoài các sách nổi tiếng của Phan Bội Châu viết từ hải ngoại được phiên dịch ra quốc ngữ cộng thêm vào công tŕnh phổ biến các tư tưởng mới của các phong trào duy tân, tuy bất bạo động nhưng nhờ quốc ngữ phát triển, lại thêm hán học và khoa cử dần dần bị băi bỏ, chương tŕnh học mới được ban bố năm 1908, người dân đã có các phương tiện học hỏi và sử dụng truyền thông mới. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục sau vài tháng hoạt động bị đóng cửa, tuy các giáo sư của trường bị giam giữ lưu đày, nhưng chữ quốc ngữ đã có chỗ đứng vững chắc. Báo chữ Nho đi vào dĩ văng. Các báo Việt ngữ ra đời và người ba miền Nam Trung Bắc từ nay nhờ quốc ngữ đã có dịp đọc các tác phẩm văn chương của mỗi miền. Người Nam bắt đầu đọc báo Bắc và người Bắc bắt đầu dễ dàng trở thành độc giả các tác phẩm miên Nam.

Và dĩ nhiên các đảng phái âm thầm ra đời. Có đảng vẫn chủ trương bạo động, có đảng nghiêng về lập hiến, có đảng hoàn toàn tin vào nhân quyền và đã có mầm mống của Cộng Sản quốc tế xuất hiện.

Cuộc đời và sự nghiệp của Phan chu Trinh

Ngoài Phan bội Châu với chủ trương bạo động, duy tŕ chế độ quân chủ và tạo nên phong trào Đông du và được coi như một nhà cách mạng hàng đầu nhưng dựa trên bạo lực, Việt Nam còn có vị họ Phan thứ hai cũng nổi tiếng không thua Phan bội Châu, nhưng không theo chính sách bạo động và chủ trương duy tân trong phạm vi văn học kinh tế trong tinh thần dân chủ pháp trị.

Phan chu Trinh quen biết Phan bội Châu từ 1901 và tuy tham dự các cuộc họp thành lập Duy tân hội tại Nam Thịnh với Nguyễn Thành và ngay sau khi đọc Lưu cầu huyết lệ thư cũng chỉ đống ư với một phần tư tưởng cuả Phan bội Châu và không có chân trong Duy tân hội nhưng không bác bỏ các hành động của Phan bội Châu. Trái với Phan bội Châu, Phan chu Trinh nghĩ rằng cần phải hủy bỏ chế độ quân chủ và thành lập một nền dân chủ mang lại nhân quyền cho nhân dân từ nhiều thế kỷ bị chế độ quân chủ và ngoại xâm chi phối.

Ông tích cực theo các tư tưởng được học qua các tân thư lần này do Hoàng giáp Đào nguyên Phổ, người đã đậu Đ́nh nguyên Hoàng giáp năm 1898 nhưng theo học trường Pháp tự quốc gia, một học đựng do Pháp thành lập, tiền thân của trường Hậu bổ và tuyển chọn sinh viên ưu tú nên Đào nguyên Phổ thông hiểu pháp ngữ và pháp văn nên thấu đáo trực tiếp nhiều hơn trong khi các vị khác chỉ được biết về các tư tưởng này qua các bản dịch qua hán tự. Phan chu Trinh và Huỳnh thúc Kháng và Ngô đức Kế cũng được tuyển chọn vào học trường này nhưng ba vị này không học.

Tưởng cũng nên tìm hiểu hành trạng khá dài của Phan chu Trinh để so sánh hai chủ thuyết Dân tộc Quân quyền của Phan bội Châu với chủ thuyết Dân chủ, Dân sinh mà Phan chu Trinh theo đuổi.

Thuở thiếu thời : 1872- 1900
Khoa cử và hoạn lộ : 1901-1904
Từ quan và Nam Du và Đông Du.
Hoạt động sau Đông Du : 1906-1908
Tù đầy tại Côn đảo: 1908 – 1910
Được trả tự do tương đối 1910
Qua Pháp và các hoạt động tại đây 1911- 1925
Về nước và qua đời: 1925-1926

Tiểu sử Phan Chu Trinh

Phan Chu Trinh gốc Quảng Nam sinh năm 1872 kém Phan Bội Châu 5 tuổi và theo học hai vị thày : Cử nhân Phạm Mẫn (đậu năm 1847) và từ 20 tuổi đã kết giao với Huỳnh thúc Kháng. Mối liên lạc này đã khiến Huỳnh thúc Kháng sau này thay mặt Phan chu Trinh thực hiện những hoạt động của Phan chu Trinh tại Quảng Nam quê hương chung của hai vị và cũng khiến Huỳnh bị lưu đầy tới năm 1921.

Khoa cử và hoạn lộ

Hai kỳ thi Hương 1894 và 1897 Phan đều rớt, sau đó năm 1898 theo học Đốc học Quảng Nam Trần đ́nh Phong (Tiến Sĩ năm 1979) và tới năm 1900 Phan chu Trinh đậu Cử nhân đệ tam danh còn Huỳnh thúc Kháng đậu Giải nguyên cùng trường thi Hương Thừa thiên.

Năm sau 1901 Huỳnh cư tang không thi Hội và Phan chuTrinh đậu Phó bảng, Ngô đức Kế đậu Tam giáp Tiến sĩ còn Phan bội Châu thi hỏng. Trần quư Cáp chỉ mới đậu Tú Tài nhưng sau cũng đậu Tiến sĩ năm 1904

Cũng nhờ kỳ thi Hội năm 1901 cả năm vị quen nhau và trở thành các nhà khoa bảng cách mạng từ đầu thế kỷ thứ 20 và tiếp tục trong vài chục năm sau.

Trong khi Phan bội Châu mưu tìm đường cách mạng quân sự, Phan chu Trinh ra làm quan Thừa biện trong triều nhưng tới 1904 ông từ quan về dạy học và được Đào nguyên Phổ đã đậu Hoàng giáp từ năm 1898 cho đọc các sách tân thư và Đào học cao hơn lại thông hiểu Pháp văn nên chỉ dẫn Phan rõ ràng hơn.

Phan chu Trinh trước đó đã cùng Phan bội Châu và Vũ phương Trứ (Cử nhân trường Nghệ An năm 1897) bàn chuyện dâng thư bỏ khoa cử nhưng không thành.

Phan Chu Trinh và phong trào Nam du và Đông du

Sau khi gặp Nguyễn Thành năm 1904, khác với Phan bội Châu tìm đường xuất ngoại tìm quân viện, Phan chu Trinh từ quan và cùng Huỳnh thúc Kháng, Trần qúi Cáp lên đường xuôi Nam tìm đồng chí và theo tư tưởng dân sinh mở trường học quốc ngữ, chữ Pháp và mở các thương hội để tự túc kinh tế ngoài nông nghiệp.

Ông cùng hai vị Tiền sĩ Huỳnh thúc Kháng và Trần quư Cáp đồng ḷng đi tìm con đường cứu dân cứu nước bằng mọi cách bất bạo động. Các ông đi về miền Nam và âm thầm tuyên truy& #7873;n chủ thuyết mới. Tới Bình Định nhân gập kỳ thi khảo hàng năm các ông lấy tên chung là Đào mộng Giác và làm bài thơ « Chí thành thông đạo thánh » và bài phú « Lương ngọc danh sơn »|
. Mượn đầu đề thi để đả kích các sĩ tử đừng mang giấc mộng học cử nghiệp không còn hợp thời trong khi cảnh đất nước mất chủ quyền, nếu tiếp tục con đường học phương pháp cũ, biết ngày nào dân trí mới phát triển để tháo cũi sổ lồng.

Hai bài này đã khiến sĩ tử ngạc nhiên suy nghĩ rất nhiều và được truyền tụng rộng răi. Nguyễn Thông, (theo Trần gia Phụng th́ do Nguyễn quí Anh) con Nguyễn trọng Lợi đã phổ biền bài này khiến Sĩ phu và cả nhà cầm quyền Bảo hộ cũng cố gắng tìm tác giả của hai bài thi, phú đặc biệt này.

Các ông lại xuôi tới Phan Thiết và cùng các ông Nguyễn trọng Lợi và Hồ tá Bang lập nên Trường học Dục Thanh và hội buôn Liên Thành sau này.

Đến năm 1906 ông ra Bắc và Nghệ An, tại Bắc ông gập một số nhân sĩ và sau các cuộc thảo luận với Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng tăng Bí, Dương bá Trạc, trường Đông Kinh nghĩa thục ra đời với chương tŕnh học thật rộng răi nhằm phát triển phong trào học quốc ngữ, khuyến khích học chữ Pháp cũng như tìm hiểu các vấn đề đạo đức, kinh tế, xă hội mới nhưng cũng không quên tiếp tục dạy hán văn và qui tụ được một ban giảng huấn đầy đủ và được sự đóng góp của các học giả mọi thành phần. Trường Đông kinh nghĩa thục là trường miễn phí và nhận người tới học không phân tuổi tác nên rất đông học sinh tham dự và gây nên môt phong trào tìm hiểu các kiến thức mới. Trường này cũng được Nguyễn văn Vĩnh tới giảng dạy phần pháp văn và h́nh như chính Nguyễn văn Vĩnh đã giúp xin giấy phép mở trường

Sau khi lên Phồn xương gập Đề Thám và quan sát t́nh trạng quân sự tại đây, Phan chu Trinh cũng tới Nghệ an để gập Đặng nguyên Cẩn và Ngô đức Kế và vị Tiến sĩ này cũng bắt đầu nhập cuộc. Ngô đức Kế một mặt mở mang các cơ quan kinh tế tại vùng Nghệ Tĩnh và cũng ra Bắc để tham gia vào việc giảng huấn tại Đông kinh nghĩa thục.

Cùng năm Phan chu Trinh qua Hương cảng đồng thời với khi Kỳ ngoại hầu Cường Để khi Hầu được Đặng tử Kính đưa ra ngoài nuớc. Cùng các vị này tới Nhật, ông có dịp hội kiến và thảo luận trong nhiều tháng với Phan bội Châu và tuy không cùng chia sẻ tư tưởng quân chủ và phát động quân sự của Phan bội Châu, ông trở về nước và nhận nhiệm vụ tiếp tục tiến hành nhiệm vụ khai triển dân trí và khuyếch trương thương nghiệp trong nước trong khi Phan bội Châu tiếp tục thi hành sứ mạng tại quốc ngoại.

Mạnh hơn nữa ngày 15-08-1906 ông viết thơ gửi chính phủ Pháp :

» Đầu Pháp chính phủ thư »
để yêu cầu nhiều cải cách nhưng không được Toàn quyền Paul Beau trả lời và thư của ông cũng không được phổ biến công khai nhưng cũng được tuyên truyền ngầm trong nước. Ông luôn luôn đi diễn thuyết tại nhiều nơi nhất là tại Hà Nội. Tại đây bài T́nh quốc hồn ca 1 đã được nhân dân Hà Nội tán thưởng. Trong thời gian lưu lại Hà Nội ông đã kết thân với một Ernest Babut môt nhân vật Pháp ưa chuộng tư tưởng nhân quyền và đang làm chủ nhiệm tờ Đại Việt Tân báo hậu thân của tờ Đãng cổ tùng báo. Chủ bút tờ báo này lại là Hoàng giáp Đào nguyên Phổ người trước đây đã truyền thụ cho ông các bản tân thư nên giao t́nh với các nhân sĩ Pháp Việt tại miền Bắc rất thân thiết..

Phan Chu Trinh bị bắt giữ và lưu đầy Côn đảo.

Phan chu Trinh đang hoạt động bỗng nhận được tin Đông Kinh nghĩa thục bị rút giấy phép vào tháng 11- 1907 nhưng tờ Đại Việt Tân báo vẫn hoạt động, tuy nhiên ông cũng vẫn ra Hà Nội tiếp tục diễn thuyết tại nhiều nơi phụ cận trong đầu năm 1908.

Đột nhiên từ tháng 03-1908 cuộc chống thuế bắt đầu xảy ra tại Quảng Nam và lan qua các tỉnh khác. Tuy lúc đó Phan chu Trinh không có mặt tại Quảng Nam nhưng ngay khi đang ở Hà Nội tháng 4-1908, ông bị bắt giam và bị giải giao về Huế vào tháng 06 để triều đ́nh định tội. Lúc này các ông Huỳnh thúc Kháng, Trần quư Cáp, Ngô đức Kế và nhóm Đông kinh nghĩa thục chưa bị giam giữ.

Ngay trong tháng 06-1908 Khâm sứ Trung kỳ đưa ông ra Hội đồng Phụ chính (lúc này Duy Tân mới 12 tuổi và đã được Pháp đưa lên thay cha là Thành Thái bị truất ngôi) xét xử và đề nghị ngay án tử h́nh, nhưng Hội đồng Phụ Chính tìm cách giảm tội xuống là :

Trảm gian hậu lưu tam thiên lư ngộ xá bất lưu có nghĩa là không bị chém nhưng khổ sai chung thân, chung thân biệt xứ và không được trở về quê quán

Thế là trước mọi người ông bị đầy ra Côn đảo ngay vào tháng 06 – 1908

Tại Côn đảo, ông được đối xử đặc biệt hơn các bạn đồng tù và được tham biện Pháp chỉ huy Côn Đảo tiếp đón và cho sống tại làng An hải ngoài trại giam nhưng v́ là người tù chính trị và lại không phải dân làng nên bị tổng lư làng An hải chèn ép, ông lại xin vào ở trong tù và, vài tháng sau có dịp gập các ông Huỳnh thúc Kháng, Ngô đức Kế v.v. mới bị lưu đày rồi cả Nguyễn Hàm, Lương văn Can cũng bị đầy ra đảo và nhờ Huỳnh thúc Kháng lén xin được bản án dành cho từng nhà cách mạng nên ông được biết tội danh của mỗi người (tuy các vị trong triều khi xử án dấu kỹ các bản án) và được biết Trần quí Cáp đã bị chém ngay tại Khánh hoà trong một trường hợp bí ẩn và cấp tốc, và không được gửi về Triều đ́nh xét xử. Ông ghi nhận những lạm dụng này và sau đó khi được chính Toàn quyền Đông dương gửi Thống đốc Nam kỳ ra Côn đảo để thẩm vấn ông nhưng thật sự tìm hiểu ông có liên lạc mật thiết với Phan bội Châu hay không v́ qua các bản báo cáo của cơ quan an ninh Pháp, hai họ Phan đã gập Nguyễn Thành rồi lại gập nhau tại Nhật, chắc chắn Phan chu Trinh nhận nhiệm vụ nội công bất bạo động bằng giáo dục nâng cao dân trí, phát triển nông hội và thương nghiệp, trong khi đó Phan bội Châu sửa soạn ngoại kích để mở các cuộc vũ trang khởi nghĩa. Thêm vào đó và có lẽ có ư chia rẽ hai họ Phan nên Pháp biệt đãi Phan chu Trinh hơn các tù nhân khác. Nhờ gập vị Thống đốc này Phan chu Trinh có dịp tŕnh bày những sai lầm khi triều đ́nh kết án ông và các bạn khác v́ cho biết các ông chỉ tranh đấu bất bạo động và khuyến khích nhân dân học hỏi Quốc ngữ, Pháp ngữ và học hỏi những cái hay của Tây phương, các vụ chống thuế xảy ra là do lỗi chính quyền bảo hộ quá khắc nghiệt và các quan lại từ triều đ́nh tới các quan tỉnh và tổng lư quá lộng quyền. Ông yêu cầu Pháp và Triều đ́nh xét lại các vụ án, Sau đó ông lại được ra khỏi trại giam và trở lại làng An hải sinh sống, lúc này Tổng lư An hải đã rất nể sợ ông v́ thấy chính Thống Đốc Nam kỳ và Tham biện người Pháp tìm gặp ông.Tại đảo ông hoàn toàn sống tự do và nhờ đó được đọc báo và nhận được tin của Ernest
Babut cho biết các tổ chức nhân quyền can thiệp, ông sắp được trả tự do. Trong khi đó các ông Huỳnh thúc Kháng bị buộc tội tử h́nh nhưng giảm xuống « Côn lôn ngộ xá bất nguyên » và Ngô đức Kế bị buộc tội giảo giam hậu v́ « Tiềm thông dị quốc » và tới 1921 mới được trả tự do và phục nguyên vị nhờ đó Huỳnh và Ngô coi như trắng án nên có thể tự do người ứng cử vào Viện Trung kỳ dân biểu, người bước vào làng báo và mạnh bạo bày tỏ tư tưởng.

Phan chu Trinh được trả tự do tương đối năm 1910, tạm bị quản thúc tại Mỹ Tho, một mặt ông giao du thân thiện với Couzineau chủ tỉnh Mỹ Tho, một mặt xin đi Pháp để học hỏi thêm về tư tưởng nhân quyền và thực hiện tư tưởng Pháp Việt đề huề. Trước lời yêu cầu này Pháp phải cho ông qua Pháp cùng phái đoàn giáo dục hán học do chính Toàn quyền Đông dương hướng dẫn vào năm 1911.

Ông qua Pháp và Hoạt động tại Pháp.

Qua Pháp năm 1911 ông được chính quyền Pháp biệt đãi và cấp dưỡng, làm quen nhiều với các nhân sĩ trong Hội nhân quyền nhất là nhờ được Đại úy Jules Roux dịch dùm các thư gửi chính phủ Pháp. Trong các thư ông đều một mặt yêu cầu Pháp cải tổ mọi phương pháp cai trị cho người Việt thêm quyền và cần đối xử nhân đạo và thân thiện hơn với người Việt và mặt khác ông tố cáo người Pháp đối xử quá tàn ác với dân thuộc địa và dân bảo hộ. Ông nhờ được các báo có khuynh hướng tiến bộ đãng dùm và dư luận Pháp rất chú ý.

Ông viết tại Pháp các sách sau đây :

Năm 1911 Trung kỳ dân biến tụng oan kư mạt kư : nhằm thanh minh cho các vị đang bị tù đầy giam giữ v́ các vị này không trực tiếp chỉ huy phong trào dân biến, thủ phạm chính là chế độ hà khắc của Pháp và các tham quan ô lại đã quá tàn độc khiến nhân dân tự phát các cuộc phản kháng này. Thư cũng không hề được lưu ư và trả lời. Trong thư này ông đả kích Phan bội Châu kịch liệt và phủ nhận việc Triều đ́nh và Pháp nghĩ rằng ông và các bạn trong phong trào Duy tân như Huỳnh thúc Kháng, Ngô đức Kế Trần quí Cáp có liên hệ với Phan bội Châu.

Cũng trong thời gian 1911-1912 ông viết tiếp :

Đông dương chính trị luận : Trong tập này ông tố cáo Pháp bóc lột nhân dân bằng đàn áp, bằng lừa đảo, bằng gian giối. Ông tố cáo chính sách đánh thuế, chính sách khinh thường người Việt Nam và chính sách giam cầm hành hạ tàn nhẫn của Pháp.

Tập sách này làm chính trường Pháp và Đông dương càng giao động thêm và khiến những chính trị gia có khuynh hướng nhân quyền trách cứ chính phủ Pháp.

Cũng trong năm này ông viết tiếp :

Pháp Việt liên hiêp hậu chi tân Việt Nam : Trong tập này ông so sánh lịch sử Việt Nam và Trung Hoa và tuy ghi nhận Việt Nam tuy nhỏ nhưng đã chống trả Trung Hoa nhiều lần khi nước láng giềng này xâm lược Việt Nam, ông cũng chỉ trích nặng nề việc Phan bội Châu qua Trung Hoa nhờ trợ giúp và gây bạo động khiến giao hảo giữa người Pháp và người Việt luôn luôn căng thẳng, trái lại chủ trương của Phan chu Trinh là nhờ cậy người Pháp giúp dân Việt Nam phát triển và đối xử thân thiện hơn để có thể tiến tới một nền Pháp Việt Đề huề bền vững. Muốn như vậy phải mở mang dân trí, phải tôn trọng dân quyền và phải lọai bỏ nền quân chủ nhân trị. và thay vào nền dân trị hay pháp trị. Phan cho biết ông chủ trương tự trị nhờ vào Pháp nhưng không chủ trương thù oán Pháp.

Bộ Thuộc địa Pháp và Toàn quyền Pháp đã đọc tài liệu này nhưng không tin là thực v́ còn sợ đây là một cách hoà với Pháp nhưng sau đó lại tiếp tục đường lối của Phan bội Châu. Pháp vẫn chưa tin là Phan bội Châu và Phan chu Trinh chủ trương khác nhau và cả hai đang cùng theo phương thức giai đoạn.

Pháp chưa trả lời, th́ các vụ ám sát 1913 xảy ra và Hội đồng Đề h́nh Pháp đã xử tử các phạm nhân và kết án Kỳ ngoại hầu Cường Để, Phan bội Châu tử h́nh vắng mặt.

Tiếp theo đó chiến tranh 1914 bùng nổ Phan chu Trinh từ chối đi lính và bị nghi đã liên lạc với Kỳ ngoại Hầu Cường để đang ở Xiêm nên có thể Phan chu Trinh làm gián điệp cho Đức nên bị hạ ngục Santé tới tháng 04-1915 mới được trả tự do nhưng bị cắt tiền cấp dưỡng nên phải kiếm ăn vất vả và nghề rửa ảnh là nghề chính.

Trong thời gian này ông quen biết và rất thân với Luật sư Phan văn Trường và khi nghe tin Pháp đưa Khải định một hoàng thân tư cách kém lên thay vua Duy Tân bị truất phế, ông cực lực phản đối nhưng vô hiệu.

Giải pháp Pháp Việt đề huề trong một nền tự trị dân chủ lại không thành.

Năm 1922 khi Pháp đưa Khải định qua Pháp ông đã viết thư :Thư thất điều gửi cho Khải định. Thư này không phải là một lá thư nêu nguyện ước mà chính là một lá thư công kích, kết tội và sỉ vả vị vua bù nh́n phí phạn tiền của này rất nặng nề .

Phan Chu Trinh nêu ra những tội lỗi của Khải định như sau :

1/ Tội tôn quân quyền.
2/ Tội thưởng phạt không minh.
3/ Tội chuộng sự quỳ lậy.
4/ Tội xa xỉ vô đạo.
5 / Tội phục sức không đúng phép.
6/ Tội du hành vô độ.
7/ Tội qua Pháp làm chuyện ám muội.

Và ông nhắn rằng nếu Khải Định còn đủ thiên lương th́ nên thoái vị trả lại quyền cho nhân dân để họ cùng dân tộc Pháp tự mưu lấy lợi ích.

Tuy nhiên dù Thất điều thư được dịch ra Pháp văn và bản Quốc ngữ được tung ra trong nước nhưng Khải định vẫn tại vị.

Cũng nhân dịp này Pháp từ chối việc trở về nước của Phan chu Trinh và cho biết Triều đ́nh Huế sẽ xử tội ông nếu ông xin về nước.

Khải định sẵn bệnh nặng (lao xương) và nhiều người cho biết ông không có khả năng sinh sản nhưng phải nhận Vĩnh Thụy là Hoàng tử (giai thoại này cho tới nay vẫn được lưu truyền) nên sức khỏe suy yếu và việc tranh chấp ngôi vua rất gay go. Một vị Thượng thư Bộ Hộ họ Phạm đậu Phó Bảng và trước đây đã nhậm chức Tuần phủ Thái Bình thay thế Nguyễn duy Hàn bị ám sát đã ghi lại trong gia phả nhiều chi tiết vê việc tranh chấp này.

Có lẽ v́ biết tại triều đ́nh bận rộn về việc dựng vua mới và Phan bội Châu đã bị bắt cóc giải về Hà nội và lănh án tại Hội đồng Đề h́nh nên năm 1925 Pháp cho Phan chu Trinh trở lại Viêt Nam và ông cũng phản đối Pháp sau khi Khải định qua đời Pháp vẫn tiếp tục lưu giữ chế độ quân chủ bù nh́n tại Việt Nam.

Trong khi Phan chu Trinh ở ngoài nước các cuộc binh biến vẫn xảy ra

Tháng 06 năm 1917 cuộc binh biến tại Thái nguyên bùng nổ. Lương ngọc Quyến từ khi bị người Anh giao cho Pháp từ năm 1913 tuy bị gông cùm và trải qua h́nh phạt khổ sai tại Thái nguyên cũng đã vận dụng được Đội Cấn và một số lớn quân sĩ người Việt nổi dậy. Nhưng thiếu hậu cần cũng như không có chiến lược rõ rệt, tất cả đã tan vỡ và cùng lên đoạn đầu đài. Các cuộc bạo động tạm chấm dứt.

Tuy nhiên các tiếng vang đổi mới của Đông Kinh nghĩa thục và hậu quả của các cuộc binh biến thiếu phối hợp đã thức tỉnh quần chúng. Nếu Đông kinh nghĩa thục đã đem lại một cuộc cách mạng văn hóa thực sự th́ các hoạt động quân sự của Phan bội Châu cũng chứng tỏ nếu Tiên lễ không được th́ phải hậu binh.

Một mặt nho học hoàn toàn mất hết ảnh hưởng, các học sinh và sinh viên tiến lên trong việc tìm kiếm những kiến thức mới qua tân học và hội nhập rất mau.

Làng báo quốc ngữ từ Đông dương tạp chí của Nguyễn văn Vĩnh và với tờ Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương đã mang lại một sinh khí mới.

Nam Phong tuy được biết như một tờ báo phát xuất từ người Pháp Louis Marty trợ cấp nhưng đem lại một con đường mới trong cách sử dụng văn phong và việc phổ biến và tranh luận về tư tưởng.

Sau khi Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng được trả tự do năm 1921 và qua các báo Phụ Nữ tân Văn, Tiếng Dân và Hữu Thanh, các vị này cùng các nhà văn gốc nhà nho cũ hay những vị theo tân học đã thay nhau dùng diễn đàn báo chí để phơi bày các tư tưởng đối nghịch nhưng chưa dựa trên những căn bản rõ rệt. Chưa bao giờ có một nền tự do tư tưởng như thế, mặc dầu vẫn có cơ quan kiểm duyệt nhưng không quá khắt khe, nên các cuộc tranh luận trên báo chí hay trong các buổi diễn thuyết thật vô cùng sôi nổi.

Sau khi Phan bội Châu bị quản thúc và không còn hoạt động và Phan chu Trinh được trở về và ngay lập tức Phan chu Trinh lại tiếp tục diễn thuyết về Xă hội và Chính trị.

Hai bài điễn thuyết sau đây vô cùng quan trọng :

Đạo đức và Luân lư Đông Tây Trong bài này ông tŕnh bày và giới thiệu

Luân lư gia đình
Luân lư quốc gia
Luân lư xã hội
tại các nước Tây phương

sau đó ông so sánh với cũng ba nền luân lư đó của chúng ta và nhận thấy nền luân lư tại nước ta hủ lậu, xă hội chậm tiến không tiếp thu các tiến bộ bên ngoài v́ bị ràng buộc vào áp dụng Khổng Nho không đúng chỗ, và tắc nghẽn v́ chế độ quân chủ dựa trên Nhân trị.

Ông khuyên cần có một nền đạo đức mới để san bằng các sai lầm đó

Sau đó ông lại đưa ra hai con đường lănh đạo đất nước khác nhau :

Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa

Trong bài này ông bác bỏ con đường nhân trị của chế độ quân quyền v́ tuy tại nước ta theo Quân chủ, bước khởi nghiệp bao giờ cũng do một người tài giỏi đoạt chính quyền nhưng v́ cha truyền con nối nên nhiều vị vua kế thừa sau tài hèn sức yếu mang lại t́nh trạng mất nước khiến toàn dân khổ cực theo.

Nếu theo chế độ dân trị người dân có thể bầu lên một nghị viện từ đó lập ra hiến pháp ấn định các quyền phân lập và cử người Giám quốc giữ trách nhiệm hành pháp trong 7 năm phải được bầu lại. Thế nhưng vẫn phải hợp tác với Pháp mới có thể tạo được tinh thần Pháp Việt đề huề và muốn thành h́nh cần có một đảng theo khuynh hướng xă hội nhân chủ thực hiện.

Qua hai bài diễn thuyết trên nhiều ư kiến đã h́nh thành tiếp, tiếc thay sau đó Phan chu Trinh qua đời ở tuổi 54 nên chưa ai hiểu rõ nền tự trị dân chủ trong tinh thần Pháp Việt đề huề được xây dựng ra sao ? và đảng như thế nào có thể một mặt mang lại dân chủ, một mặt mang lại tinh thần Pháp Việt đề huề !

Báo chí cũng đã tranh luận nhiều về thể chế nhất là các cuộc bút chiến quanh vấn đề trực trị ban đầu do Nguyễn văn Vĩnh đưa ra năm 1906 trên tờ Đông dương thời báo nhưng sau chuyển qua tư tưởng có Tổng thống nhưng vẫn do Pháp bảo hộ năm 1915, tư tưởng này lại được Nguyễn văn Vĩnh nhắc lại trên tờ Annam nouveau năm 1930 trong khi đó Phạm Quỳnh trong Nam Phong ủng hộ giải pháp Quân chủ lập hiến và sau đó khi tham chánh đã cùng Bảo đại qua Pháp đ̣i hỏi nhưng vô vọng. Với tư tưởng lập hiến còn duy tŕ chế độ quân chủ mà vẫn bị chính phủ Pháp dù đang do Mặt trận Bình dân cầm quyền từ chối, tư tưởng đ̣i dân chủ ôn ḥa còn là một vọng tưởng xa vời.

Dân trí đang chuyển động qua các bài tranh luận trên các cơ quan ngôn luận này và vào thời gian này Nam Phong chiếm thượng phong với tư tưởng quân chủ lập hiến

Nhưng các vụ bạo động khởi nghĩa cũng xảy ra qua sự ra đời của Nam đồng thư xă của Phạm tuấn Tài mở đầu cho cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng tại Yên bái.

Cũng qua tự do tư tưởng và việc lập hội dễ dàng, Nam đồng thư xă do Phạm tuấn Tài chủ trương đã mở đường cho một đảng cách mạng dân tộc ra đời. Việt Nam quốc dân đảng ra đời và chủ trương dân quyền, dân chủ và bạo động.

Cuộc tranh đấu của đảng này ra ngoài bài viết này nhưng kết quả đem lại cái chết của Đảng trưởng của Nguyễn thái Học và các đồng chí sau cuộc khởi nghĩa tại Yên bái.

Sau đó cuộc khủng bố trắng của Pháp liên tiếp diễn ra. Các Hội đồng Đề h́nh đề h́nh đã được Pháp thiết lập và làm tan ră mọi tổ chức chính trị có khuynh hướng quốc gia và đẩy một số đảng viên gốc quốc gia qua hàng ngũ cộng sản đang ló h́nh năm 1930.

Tuy nhiên trên mặt trận văn hoá, các báo chí và các h́nh thức mới như báo chí châm biếm các hủ tục như Phong Hoá, Ngày Nay, các truyện xă hội, truyện người hùng của Nguyễn công Hoan, Vũ trọng Phụng, Lê văn Trương và sau đó các báo tồn cổ như Tri Tân, báo nghiên cứu cải cách như Thanh Nghị và các báo tranh đấu phần lớn bằng Pháp ngữ ra đời như La cloche fêlée trong Nam, Le Travail ngoài Bắc đã mang lại cho dân khí cũng như dân chí càng ngày càng phát triển và đứng trong vị thế mong chờ.

Luận công và so sánh ảnh hưởng của hai nhà cánh mạng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh

Qua các tài liệu của nhiều vị biên khảo về hai nhà cách mạng họ Phan chúng ta có thể tạm ghi nhận sự nghiệp của hai vị trên hai phương diện chính trị và văn học.

Trên địa hạt chính trị, người thế hệ trước và thệ hệ sau đã nhiều vị viết về hai vị họ Phan này và h́nh như phần lớn đưa ra nhận xét và cho rằng Phan bội Châu chủ trương bạo động Lỗi thời

Phan bội Châu luôn luôn nghĩ rằng muốn lật đổ chính quyền thuộc địa bằng phương tiện quân sự duy nhất là chính đáng, nhưng trên thực tế không thể tự ḿnh đạt được và Phan đã không ngần ngại cầu viện cả Nhật lẫn Trung hoa dân quốc trực tiếp can thiệp bằng quân sự nhưng đều không được các chính phủ các nước này ủng hộ. Trái lại ông còn bị Nhật trục xuất khi nước này được Pháp cho vay tiền, còn Tàu cũng chẳng thương sót thân phận người bạn cùng cảnh ngộ trước đây, họ không ngần ngại bắt giam ông sau khi Toàn quyền Đông dương Albert Sarraut trực tiếp yêu cầu, và đau đớn hơn nữa khi bị chính một người Việt, Lâm đức Thụ tay sai của Hồ chí Minh bán cho Pháp và rồi bị bắt cóc mang về giam giữ tại Hoả Ḷ năm 1925.

Và tuy nhờ nhân dân cực lực phản kháng ông không chết v́ án tử h́nh nhưng cuộc đời cách mạng của ông tàn lụi trong cảnh an trí tại Bến Ngự và chỉ biết viết những bài hồi kư. Tuy nhiên các bài văn của ông cũng không thiếu người hưởng ứng.

Trong khi đó Phan chu Trinh được coi như con người thực hiện một cuộc cách mạng ôn hoà nhằm mở mang dân trí và thành lập các cơ sở thương măi nhỏ và hy vọng phát triển lớn hơn khi ngựi dân có kiến thức cao hơn. Phan chu Trinh không tham gia bạo động nhưng chú trọng tới tuyên truyền và phổ biến học vấn và đ̣i hỏi dân quyền qua các thư gửi chánh quyền chính quốc Pháp cũng như phản đối qua văn thư với chánh phủ bảo hộ. đồng thời cổ vơ cho tư tưởng Pháp Việt đề huề đưa tới nền tự trị cho Việt Nam với sự giúp đỡ của người Pháp..

Các cuộc xuôi Nam và ra Bắc đã tạo nên biết bao cơ sở và cũng tìm được nhiều nhân vật mọi giới tán đồng. Và Phan chu Trinh tới năm 1908 cũng còn tự do đi lại đủ nơi và làm quen đưọc với Ernest Babut người đang chủ trương tờ Đông dương thời báo.

Nhưng tới 1908 có thể v́ thực dân quá tàn nhẫn trong việc thu thuế làm sâu tại miền Trung khiến nhân dân tự phát hay hiểu lầm ư thức đ̣i dân quyền đã phát động phong trào chống đối mạnh khởi đi chính từ Quảng Nam quê hương của Phan chu Trinh, Huỳnh thúc Kháng và Trần quư Cáp. Và lúc này Pháp nhất quyết cho rằng Phan chu Trinh thủ xuớng các vụ tranh đấu và có liên lạc mật thiết với Phan bội Châu.

Pháp một mặt đàn áp nhân dân một mặt bắt ngay Phan chu Trinh tại Hà Nội mang về Huế xử tội trước tin Khâm sứ Pháp xin xử tử nhưng theo vài nguồn tin Phủ phụ chính và nhất là Thượng thư Lê Trinh đã cố chuyền án tử h́nh ra tù đầy và đem đầy ra Côn đảo trước mọi đồng chí khác, Nhưng cũng đặc biệt có lúc Phan chu Trinh được sống ngoài trại tù và sinh sống tại An hải. Phan chu Trinh cũng được trả tự do trước các nhà được coi là cách mạng khác. Hơn thế nữa ông còn được xung vào đoàn giáo dục đưa qua Pháp. Các hoạt động không ngừng của Phan chu Trinh tại Pháp dù gập khó khăn nhưng cũng khiến các nhà cách mạng nối tiếp nhận thấy các phương pháp tranh đấu theo Tây phương hữu hiệu hơn các phương pháp dựa trên quân sự trước đây. Bài học thất bại của Nguyễn thái Học năm 1930 v́ không được nhiều giới hỗ trợ và bài học của Trần trung Lập năm 1940 tại Lạng Sơn không những thất bại mà còn bị đồng minh Nhật bỏ rơi đã cho thấy bạo động khi chưa đủ lực lượng chỉ mang lại thất bại.

Không phải chỉ ḿnh Phan chu Trinh chủ trương Pháp Việt đề huề với điều kiện Pháp cần trao lại cho người Việt nhiều quyền lợi hơn. Nhưng thực hiện nguyện ước này ra sao. Tiếc rằng Phan chu Trinh tạ thế năm 1926 nên cho tới nay tư tưởng Pháp Việt đề huề trong một chế độ dân chủ mà Phan đã chủ trương chưa được biệt Phan làm cách nào đạt được.

Trong thời gian Phan bội Chậu còn phiêu bạt tại Xiêm sau khi bị Nhật trục xuất và sau đó qua Trung hoa và hoạt động tiếp tuy đã có lúc đã từ bỏ chế độ quân chủ nhưng chủ trương bạo động vẫn còn, và Phan chu Trinh sau khi ra khỏi ngục Santé vẫn liên lạc với các chính khách Pháp và cũng có những liên lạc với Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành và vẫn mong có Tự trị trong tinh thần Pháp Việt đề huề trong khi chờ đợi dân trí ngày một mở mang. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nguồn tư tưởng không xa.

Nguyễn văn Vĩnh qua tờ Đông dương tạp chí ban đầu chủ trương thân Pháp hoàn toàn và mơ ước có một nước Việt Nam dân chủ có Tổng thống nhưng vẫn được Pháp che trở (không khác với lá bài Việt Nam độc lập nhưng gia nhập khối Liên hiệp Pháp)

Phạm Quỳnh cũng có tư tưởng Pháp Việt đề huề với chủ trương quân chủ lập hiến trong thời gian 17 năm múa bút trên tờ Nam Phong và sau khi làm ThượngThư cũng đã tranh đấu đ̣i sửa lại Ḥa ước bảo hộ năm 1884. Cả hai ư kiến này đều bị Phan chu Trinh bác bỏ và sau khi Phan chu Trinh mất, các bạn thân Huỳnh thúc Kháng và Ngô đức Kế cũng tranh luận kịch liệt với Phạm Quỳnh. May mắn thay nhờ các cuộc tranh luận này báo chí phát triển, ngày một phong phú và ngoài báo chí các loại văn mới như Tiểu thuyết, Tập San Văn nghệ, Chính trị, Kinh tề ra đời mỗi ngày một nhiều và tư tưởng từ cổ điển qua lănh mạn rồi đấu tranh đều nhằm mục đích sửa soạn cho một nền tự chủ trong tương lai. Tự lực văn đoàn cũng góp công trong việc bác bỏ tàn tích phong kiến chuyển qua cách mạng tư sản. Và rồi các tiểu thuyết xă hội qua Vũ trọng Phụng, Nguyên Hồng, Ngô tất Tố, Nguyễn công Hoan cùng các tập sanThanh Nghị, Tri Tân, cùng nhóm Hàn Thuyên của Trương Tửu và Nguyễn đức Quỳnh mang lại những tư tưởng mạnh bạo, nhưng các tác giả không trực tiếp đ̣i chấm dứt chế độ quân chủ.

Cho tới nay nước chảy qua cầu, chính thể trong nước đổi thay nhiều lần nhưng các cuộc thảo luận về hai nhân vật cách mạng họ Phan vẫn chưa chấm dứt. Ai có lư hơn ai, chúng ta cũng chưa tìm ra đáp số.

Phần lớn các nhà viết sử đều cho Phan chu Trinh có lư v́ tranh đấu trong hoà Bình và mong Pháp Việt đề huề ngay từ lúc khởi đầu trong khi Phan bội Châu chủ trương bạo động

Qua các bài viết phần lớn các nhà nghiên cứu đều ủng hộ đường lối của Phan chu Trinh và chê Phan bội Châu không thức thời, muốn dùng biện pháp bạo động, thậm chi còn mong nhờ hết Nhật lại tới Trung hoa trực tiếp can thiệp và không có những trợ giúp từ ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang đều thất bại

Các nhà nghiên cứu trong nước đều thiên về chủ trương của Phan chu Trinh tuy có một vài vị cho rằng Phan bội Châu có lư và dùng bạo động như giai đoạn đầu tiên trong công cuộc giải phóng đất nước. Cũng có các vị nghiên cứu Triết cho rằng Phan bội Châu đã đưa ra một Triết lư mới : Phối hợp Tam giáo với tư tưởng Tân thư lănh hội qua sách dịch từ chữ Pháp qua Hán tự.

Tuy nhiên các vị thiên về Phan chu Trinh tuy nhiều nhưng cũng không khai triển được phương thức nào Phan chu Trinh áp dụng để khiến Pháp giao trả Độc lập một cách ḥa Bình cho Việt Nam theo một công thức Pháp Việt đề huề.. Rất tiếc Phan chu Trinh đã mất năm 1926 và được nhân dân đi đưa đám một cách tự nguyện đông tới cả trăm ngàn, nhưng nếu tất cả đều kính trọng tinh thần dân chủ, dân quyền thực xứng đáng nhưng chưa ai giúp kẻ hậu sinh chứng minh được phép lạ nào giúp Phan chu Trinh đạt được độc lập mà không phải nổ một phát súng nào.

Phạm Quỳnh bị trói tay v́ không có cơ may lưu vong qua nước ngoài nhưng dù tờ Nam Phong có nguồn gốc chính do người Pháp cấp vốn lúc ban đầu nhưng cũng dám lên tiếng đ̣i một chế độ quân chủ lập hiến nhưng với tư tưởng ôn ḥa này Pháp cũng bác bỏ tới hai lần.

Nhờ cuộc Thế chiến thứ hai chấm dứt và chủ trương giải tán chế độ thuộc địa của cố Tổng thống Roosevelt của Hoa kỳ, các nước đang sống trong chế độ thuộc địa bắt đầu nh́n thấy ánh sáng cuối đường hầm. Nhân dân Việt Nam cũng thức tỉnh và những tư tưởng này như trên đã nhắc qua được bày tơ rộng răi trên các báo chí, tập san, tiểu thuyết, thơ mới trong cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940.

Không dựa được vào Nhật, các cuộc bạo động năm 1940 đã xảy ra và bị dẹp tắt ngay, nhưng khi Nhật đầu hàng 1945, những đảng thân Nhật cũng không giành lại được chủ quyền v́ không có hậu thuẫn quốc tế. Trong khi đó tại Tân Trào qua hồi kư của Hoàng văn Hoan, Hồ chí Minh hay Nguyễn Aí Quốc đã chấp nhận ngay đường lối của Nguyễn văn Vĩnh : Nước Việt Nam độc lập và đứng trong Liên hiệp Pháp ngay từ khi Pháp chưa trở lại Đông dương. Các hiệp định 6 Mars 1946 với Sainteny và thoả ước tạm với Marius Moutet ngày 14-09-1946 không khác ǵ tư tưởng của Nguyễn văn Vĩnh khi viết trong Đông dương tạp chí báo năm 1915.

Giải pháp này cũng không thành công và phải bạo động rồi dựa vào thế lực cộng sản quốc tế mới đạt được độc lập nhưng dân không tự do, áp dụng đúng đường lối sau cùng của Phan bôi Châu lập Dân quốc với Tổng Thống chế theo cương lănh của Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912 tại Trung Hoa.

Có lẽ cũng v́ vài điểm so sánh đó, các nhà sử học cũng như các nhà nghiên cứu chính trị cũng chỉ đồng ư một cách khái quát cho rằng Phan chu Trinh và Phan bội Châu khác nhau trong tư tưởng nhưng cùng chung mục đích tranh đấu cho nền độc lâp của đất nước. Cho tới nay sách nghiên cứu đã nhiều, ai là người dám quyết đoán con đường tranh đấu nào là đúng.

Trên phương diện văn học thực sự Phan bội Châu và Phan chu Trinh đã khai sáng cho một cuộc cách mạng văn hoá lớn lao.

Các tác giả nghiên cứu văn học việt nam có khuynh hướng cho rằng thời gian cổ đại trước triều Lư không có trường học nên người biết hán văn không nhiều và hán tự chỉ được dùng trong các văn bản chính thức. Họ còn đặt câu hỏi chử Cồ trong quốc hiệu Đại Cồ Việt thời Đinh tiên hoàng có phải chính gốc hán tự hay không hay chỉ dùng Đại Việt là đủ chữ CỒ kể như thừa.

Thời kỳ mang danh là trung đại được tạm công nhận từ ngày thành lập Quốc tử giám 1070 đem lại các kỳ thi tuyển và từ đó hán tự và nho học phát triển mạnh dần tại Việt Nam. Thời kỳ trung đại kể như bắt đầu đi vào dĩ văng khi hán văn bị lấn át và chấm dứt khi các kỳ thi hương thi hội bị hủy bỏ và một hệ thống giái dục mới theo ảnh hưởng của tây phương được áp dụng tại Trung và Bắc kỳ.

Nhưng sự chuyển biến đó tự đâu phát khởi. Người Pháp tuy đã sử dụng chữ việt việt theo kư âm la mă sau này mệnh danh quốc ngữ tại Nam kỳ từ lâu nhưng vẫn chưa làm thay đổi tư duy và phương tiện chuyên chở văn chương tại hai xứ bảo hộ. Các kỳ thi hương, thi hội vẫn tiếp tục được triều đ́nh tổ chức dù kháng Pháp thời Tự Đức tới thời bảo hộ sau hiệp ước Patenôtre 1884 và nho giáo nhất là Tống Nho do nhà Minh mang vào Việt Nam vẫn được các sĩ phu một mực tuân theo và dĩ nhiên vẫn tôn quân ái quốc nhưng vẫn bưng bít kiến thức trong các kinh điển cũ.

Có những vị thức thời đua ra những điều trần xin mở rộng ngoại giao, có những phái bộ qua Pháp từ thời Tự Đức tới thời Thành thái trở về tŕnh bày những tiến bộ tại nuớc ngoài nhưng triều đ́nh vẫn không muốn tin và chỉ nh́n vào Thiên triều Trung quốc.

Nhưng hai vị họ Phan đã nghĩ và làm khác. Nguyễn thượng Hiền, Đào nguyên Phổ hai vị được đọc và thấu hiểu tầm quan trọng của tư tưởng tân tiến nhưng không có điều kiện thực hiện v́ đã chót bước vào hoạn lộ và bị các phần tử nặng tư tưởng an phận bao vây. Các vị này đang mong có hậu duệ có năng lực học vấn cao nhưng có tư tưởng tiến bộ và hoàn toàn không bị hoạn lộ kiềm chế mới có thể tìm được con đường khai thông bế tắc chính trị và văn học.

Dịp may đã tới. Phan bội Châu với tâm huyết đấu tranh sau khi thất bại trong cuộc cần vương nay được hấp thụ tư tưởng mới đã nhất quyết xuất dương vừa cầu viện vừa khuyến khích người ra nước ngoài học hỏi qua phong trào Đông du.

Và cũng chính Phan bội Châu đã bỏ văn phong cổ điển viết theo lối văn cử nghiệp trong các kỳ thi đê soạn thảo các bản hịch, bản văn từ Bình Tây Thu Bắc, Lưu cầu huyết lệ thư viết trong nước cũng như Việt Nam vong quốc sử. Hải ngoại huyết thư, Thư khuyên du học, Việt Nam quốc sử khảo luận.

Các nhà biên soạn văn học sử ghi nhận các sáng tác của Phan bội Châu đã là dấu nối chấm dứt h́nh thức và nội dung văn chương cũ. Với tinh thần yêu nước và cách mạng, văn chương ban đầu còn mang dư âm của văn biền ngẫu hay thi phú cử nghiệp nhưng tư tưởng không còn mang tính cách yếm thế, nay đang chuyển qua sách động và tranh đấu đồng thời kêu gọi nhân dân hướng ngọai tìm các phương tiện tiến bộ. Sau này từ khi được tiếp súc với Lương khải Siêu và nhờ ông này Việt Nam vong quốc sử đã được viết theo h́nh thức mới và được phổ biến rộng răi ngoài nước trước khi được mang về nước. Được coi như một tác phẩm ngang với các tác phẩm khác trong Ẩm băng thất của Lương khải Siêu, văn phong Việt Nam vong quốc sử đã đi vào kỷ nguyên mới. Từ đó các tác phẩm viết sau đều không lệ thuộc với văn phong cử nghiệp trước đây. Chỉ tiếc Phan bội Châu viết các văn bản bằng chử Hán nên ban đầu việc phổ biến tư tưởng không đi sâu ngay vào quần chúng mặc dầu ông đã thể nghiệm ng̣i bút trên khắp thể loại v́ vậy một số nhà phê Bình văn học cho rằng văn chương của Phan bội Châu mới chỉ khơi mào cho văn chương mới.

Phải đợi công trạng của Phan chu Trinh và các vị chủ trương Đông kinh nghĩa thục thành công trong việc giảng dạy rộng răi chữ Việt theo la tinh hoá và trở thành Quốc ngữ khi đó các tư tưởng của Phan bội Châu mới có dịp phổ biến rộng răi trong quần chúng và từ đó ngoài Phan chu Trinh với hành trạng chính trị và văn chương quan trọng từ năm 1906 ông đã tổ chức các Trường Tân học và cơ sở kinh tế tại Trung kỳ, sau này góp phần lớn với Đông kinh nghĩa thục phát triển tân học cải cách văn phong xóa bỏ tư tưởng hủ nho cũ, diễn thuyết cổ động các con đường canh tân và đ̣i hỏi nhân quyền và nhất là tại Pháp ông viết rất nhiều văn bản biện hộ cho các tù nhân chính trị bị xử ngoài luật lệ,và dám lớn tiếng tố cáo Khải định đả kích nền quân chủ lỗi thời và rồi chủ trương Pháp Việt Đê Huề trong một thể chế dân chủ. Ông ban đầu viết bằng Hán văn nhưng sau này đã học thông quốc ngữ và các bài viết bằng quốc ngữ đã xuất hiện, nhờ đó sau ông các chính trị gia, các văn sĩ và các kư giả đã mang vào văn học việt nam một sinh khí mới. Từ văn học thời trung đại kéo dài từ Triều Lư, hai họ Phan đã góp công vào cuộc chuyển đổi qua văn học hiện đại điển h́nh qua cách phân tách của Vũ ngọc Phan năm 1943 trong cuốn Nhà văn hiện đại.

Sau 1945 văn học lại bị phân hoá theo thể chế chính trị nhưng dù bị áp bức tại miền Bắc dưới độc tài toàn trị nhưng phong trào Nhân Văn, Giai phẩm cũng ra đời, dù bị dẹp tan sau đó nhưng cũng đánh dấu tinh thần bất khuất của văn nhân.

Tại miền Nam trong thời gian 1954-1975 nhiều khuynh hướng văn nghệ khác nhau xuất hiện nhưng thời gian tồn tại chưa tới 21 năm cũng khiến văn học miền Nam tự do và nhân bản hơn miền Bắc.

Sau 1975 khuynh hướng văn học Việt Nam tạm gọi là thời đại hay đương đại dù tại hải ngoại hay trong nước còn là việc thảo luận dài hạn nhưng chúng tôi chỉ dám ghi nhận định, văn học Việt Nam ra khỏi bế tắc của thời khoa cử Hán học chắc chắn do công đầu của hai nhà cách mạng họ Phan. Cũng rất tiếc ít ai nhắc tới những vị trí thức khoa bảng thời Thành Thái đã có công tạo nên hai vị cách mạng họ Phan này. Trong sử sách còn nhắc tên Hoàng giáp Nguyễn thượng Hiền nhưng chẳng ai nhớ tới Hội nguyên Tiến sĩ Khiếu năng Tĩnh và Cử nhân Đào Tấn nhà soạn tuồng nổi tiếng trong công nghiệp dựng nên Phan bội Châu cũng như chẳng ai còn nhớ Hoàng giáp Đào nguyên Phổ đã tiếp tay chỉ dẫn cho Phan chu Trinh trong phong trào duy tân và mở kỷ nguyên văn học quốc ngữ sau này.

Tài liệu tham khảo :

Phan bội Châu Wipekedia
Phan chu Trinh như trên
Phan bội Châu Vietgke CTT trí thức CĐHTTVN
Danh nhân Việt Nam : Họ Phan
Phan bội Châu và Phan chu Trinh :
Vietnamsciences Vọng Đông
Dân luận : Vĩnh Sính
Mai thái Lĩnh
Ngục trung thư Đào trinh Nhất
Phong trào Đông du Wipekedia
Việt báo vn/vi: Tiểu La Thành người khai sáng phong trào Duy tân
Đông tác: Phan bội Châu, nhà cách mạng.
Bút đàm đẫn lệ. BBC
Phan bội châu niên biểu : Nam hải tùng thư
Việt Nam quốc sử khảo: Bùi thị Đào Nam hải tùng thư 
Vụ án Phan boi Châu: Chuyển luân.net
Phan bội Châu Vinhan online. net
Lê thị Lan. Dân tộc chủ nghiă của của Phan bội Châu. Viện Triết học
Nguyễn văn Hoà
Phan bội Châu, Bắc đẩu trời Nam: yahoo 360oT
Phan bội Châu theo Cộng Sản. Phan huy Lam : New
Trần xuân An. Chủ nghĩa Pháp Việt đề huề của Phan chu Trinh : 
Giao điểm bộ mới 
Đỗ thông Minh: 22 điểm tương đồng giữa Phan bội Châu và Phan chu Trinh
Phan đông Thanh: chúng ta.com suy ngẫm:Chủ trương lập hiến cuả Phan chu Trinh
Trần gia Phụng: Người Việt Boston: Phan chu Trinh
Trần gia Phụng Trung kỳ dân biến 1908
Trần trọng Kim. Việt Nam sử lược.
Phạm văn Sơn : Lịch sử Việt Nam chống Tây xâm
Phạm thế Ngũ:Việt Nam văn học sử giản ước tân biên 
Nguyễn văn Dương ; Tuyển tập Phan châu Trinh.
Chương Thâu, Đào duy Mẫn:Đ́nh nguyên hoàng giáp Đào nguyên Phổ
Phong trào Đông kinh nghĩa thục Wikepedia
Country studies:Phan bội Châu and the rise of nationalism
Paul Roden: Southeast Asian Nationalism and the Russo Japan war.
Từ Uyên : Đàm luận với Giáo sư Khiếu đức Long

 

Trong tiếng Trung Quốc, chữ tài 財, phiên âm là cái, biểu thị cảnh giầu có vì buôn bán phát đạt. Chữ lộc 祿 trong tiếng Trung Quốc biểu thị sự thăng tiến địa vị xã hội, khác hẳn với chữ tài biểu thị sự sinh lợi tiền bạc .

Chữ Tài trong tiếng Trung viết theo lối thư pháp kiểu phồn thể

Lộc thần dường như được coi trọng hơn là Tài thần. Phải chăng vì tài thần bảo hộ giới buôn bán và lộc thần che chở cho kẻ sĩ ra làm quan? Ngược lại, trong dân gian thì ông thần tài lại được nhiều người van vái hơn ông lộc thần: tại nhà riêng, tại tiệm buôn, quán hàng, ở đâu cũng thấy bàn thò thần tài.

Thần tài hay Tài thần là ai?

Có hai vị thần tài, một vị là quan văn một ông là quan võ. Vị thần tài văn quan tên là Bỉ Can, vị thần tài võ tướng là Triệu Công Minh.

Mạn đàm về chữ Lộc trong tiếng Hán


Hình 38. Thần Tài Võ Tướng Bỉ Can.
Bỉ Can nguyên là chú của vua Trụ, vị hôn quân tàn ác nhất lịch sử Trung Quốc và là vị vua cuối cùng nhà Thương (1600-1027 trước công nguyên). Ông là một người tài đức, hết lời căn ngăn vua, nhưng không những vua Trụ không nghe mà còn đòi moi tim Bỉ Can ra xem vì vua nghe nói là tim người hiền có bẩy lỗ.  Bĩ Can tự tay móc tim cho vua Trụ xem, nhưng ông không chết vì đã uống thuốc trường sinh bất tử. Ông chán nản bỏ đi, mang tài sản ra phân phát cho nhân dân. Nhân dân tôn làm thấn tài, đời đời khói hương thờ phụng.


Hình 39. ThầnTài Văn Quan Phạm Lãi.
Vị thần tài, gốc văn quan thứ hai, là Phạm Lãi, người nước Việt thời Xuân Thu. Ông xuất thân là một nhà đại phú thương nhờ có tài kinh doanh. Phạm Lãi đắc lực giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại quân nước Ngô lấy lại được ngôi vua. Đến ngày Câu Tiễn tưỏng thưởng công thần, Phạm Lãi bỏ nước Việt sang nưóc Tề sống đời ẩn dật, khai khẩn trồng trọt và lại trở nên một đại phú gia. Nhưng Phạm Lãi không màng cả tài lẫn lộc, ông thường mang tiền của ra giúp người nghèo khổ cùng bạn bè bà con. Lòng rộng lượng của ông đã khiến người đời suy tôn làm thần tài.


Hình 40. Thần Tài Võ Tướng Triệu Công Minh.
Triệu Công Minh là vị thần tài gốc võ tướng, tu tại vùng núi Nga My, từng đắc đạo thành tiên. Ông nghe lời mời của vua Trụ nhà Thương ra làm tướng. Vua sai ông đem quân giao chiến với quân của Vũ Vương nhà Chu có Khương Tử Nha làm quân sư. Quân của Khương Tử Nha thắng trận, tịch biên tài sản của Triêu Công Minh. Triệu Công Minh phải lui về núi thế thủ. Khương Tử Nha làm phép, bện rơm thành hình nộm Triêu Công Minh, và trong hai mươi ngày liền sai quân bắn tên gỗ đào vào mắt vào ngực hình nộm. Triệu Công Minh đuối sức dần dần rồi chết. Sau khi diệt được nhà Thương, Khương Tử Nha khao quân, phong tước cho cả các tử sĩ. Biết Triệu Công Minh là người đáng trọng, ông phong cho Triệu Công Minh làm thần tài với bổn phận phân phối tài sản cho công bình và hợp pháp.

Biểu tượng của tài là gì?

Hình tượng tiêu biểu thực tế cho chữ tài là đồng tiền. Tiền đồng lưu hành tại Trung Quốc từ đời Chiến Quốc (480-221, trước công nguyên) Đồng tiền hình tròn ỡ giữa có một lỗ vuông. Hình tròn tiêu biểu cho Trời, hình vuông tiêu biểu cho mặt đất, đồng tiền là hình tương tiêu biểu cho ước mong giầu có phát đạt. Trên mặt đồng tiền thưòng khắc bốn chữ như 長  命  富  貴, trường mệnh phú quý, nghĩa là sống lâu giầu bền, hay 吉  祥  如  意 cát tường như ý, nghĩa là may mắn toại ý. Trên cửa chính nhiều thương điếm thuờng có trạm hai đồng tiền,  tiêu biểu cho ước mong thần tài che chở cho việc buôn bán của gia chủ. Hình tượng một sợi giây nối hai đồng tiền tiêu biểu cho hai chữ 連  錢 liên tiền, như một lá bùa phù hộ cho việc buôn bán. Lỗ đồng tiền gọi là 眼, nhãn nghĩa là con mắt.  Kết hợp  chữ tiền 錢  đồng âm với chữ 前, nghĩa là trước, thành  từ ngữ  眼  前, nhãn tiền, nghĩa là trưóc mắt. Trong ý nghĩa đó, người ta có thể kết hợp được nhiều hình tượng tiêu biểu cho những ước mong khác với đồng tiền để có một câu cầu chúc mới, tỷ như kết hợp hình con chim thước, tượng trưng chữ hỷ, ngậm đồng tiền thành lời cầu ưóc  喜  在  眼  前, hỷ tại nhãn tiền, nghĩa là cái vui trước mắt.

Chữ tài thường đi sau chữ phát, thành từ ngữ phát tài, một ước mong hay một lời chúc tụng thông dụng trong giới doanh thương. Trong tiếng Trung Quốc, chữ phát đồng âm với chữ 八 chỉ số 8. Thế nên có câu: 要  得  發, 不  離  八, yếu đắc phát, bất ly bát, nghĩa là muốn được phát, chẳng dời bát (số 8). Thế nên bảng số xe, số điện thoại của nhiều thương gia nguời Trung Quốc thường chọn lựa, dầu phải trả thêm nhiều tiền, miễn sao cho có số 8 hay nhiều số 8. Cùng một lý do, Thế Vận Hội Bắc Kinh khai mạc vào lúc 08 08 chiều  ngày 8 tháng 8 năm 08.

Dưới triều nhà Minh, người ta thường dùng tám biểu tượng Phật Giáo để trang trí đồ sứ, và y phục. Tam biểu tượng đó gọi chung là Bát Cát Tường gồm: Pháp Luân, Pháp Loa, Bảo Tản, Bạch Cải, Liên Hoa, Bảo Bình, Kim Ngư và Bàn Trường.


Hình 41.  Bát Cát Tường.
Tranh dân gian có bức mang tên 劉  海  戲  金  蟾 Lưu Hải hý kim thiềm, dùng làm tranh thần tài. Theo truyền thuyết đạo Giáo, Lưu Hải là một nhân vật thời Ngũ Đại, là người nghĩ ra việc đúc tiền cho dân chúng tiêu dùng. Trong tranh Lưu Hải hai tay câm một xâu tiền dưới chân có con cóc ba chân gọi là Kim Thiềm. Con cóc này là cóc thần, có thể đưa Lưu Hải tới bất nơi nào. Nhưng cóc thần có tật ẫn dưới đáy giếng sâu, mỗi lần Lưu Hải muốn gọi cóc, phải dùng một xâu tiền vàng, thì cóc mới chịu ra khỏi giếng.

Nhiều đời sau, tại Tô Châu, có một thiếu niên tên là A Bảo, tới gõ cửa nhà đại phú thương gia Bối Hoành Văn, xin làm gia nhân. Được thâu nhân, A Bảo trở thành một người làm thân tín. Khi Bối Hoành Văn tính tiền công cho A Bảo, thì A Bảo lễ phép khước từ. Thêm truyện lạ là A Bảo có thể không ăn mấy ngày liền. Tối một bữa A Bảo kéo nước thì kéo từ đáy giếng lên được một con cóc ba chân. Mừng như điên dại, A Bảo chơi với con cóc bằng một sợi dây ngũ sắc. A Bảo nói với Bói Hoành Văn là hắn đã tìm lại được con Kim Thiềm lạc mất cả năm qua. Cả làng tới xem Kim Thiềm. Giữa đám người làng, A Bảo vác Kim Thiềm lên vai rồi bay lên mây biệt tích. Người làng cho rằng A Bảo là hậu thân của thần tài Lưu Hải, giả danh làm A Bảo đi tìm Kim Thiềm. Tìm được lại trở về trời.


Hình 42. Lưu Hải Hỳ Kim Thiềm.
Chữ cóc vàng của người Việt Nam cũng phát xuất từ điển này.

Người Hoa Kỳ thường nói Mỹ Kim không mọc trên cây để mô tả cảnh phải ra sức làm lụng mới có được mỹ kim. Người Trung Hoa, có búc tranh khôi hài  搖  錢  樹  Diên Tiền Thụ , nghĩa la bừc tranh Rung Cây Tiền, vẽ một thân cây cành mang những xâu tiền thay quả, thêm những đồng tiền lớn nhỏ thay hoa, quanh gốc có đủ loại người già trẻ lớn nhỏ giầu nghèo sang hèn,  như đứng chờ tiền rụng.


Hình 43. Diên Tiền Thụ
Đầu năm, đón xuân, người Đông Nam Á thường dùng những chậu quất, hay văn hoa hơn gọi là Kim Quất. Chữ quất 橘 người Trung Quốc coi như đồng âm với chữ  cát 吉, nghĩa là tốt đẹp may mắn,  nên  nhiều tranh dân gian viết hai chữ 大  利 đại lợi lên trên hình một trái quất. Toàn thể bức tranh bây giờ là lời chúc tụng hay hy vọng ước mong được bốn chữ 大  吉  大  利, đại cát đại lợi, nghĩa là may mắn lớn thu nhiều lợi nhuận. Trên mâm quả bày hai trái thị cùng với trái quất là lời chúc hay lòi cầu xin 事  事  大  吉, sự sự đại cát, nghĩa là mọi sự tốt đẹp, bởi với người Trung Quốc, chữ 事  đồng âm với chữ  柿 thị.

Đêm ba mươi tết, tại miền bắc Trung Quốc có tục ăn 交  子, giao tử  để đón giao thừa, bởi chữ 子 tử và chữ 承 thừa đồng âm trong tiếng Trung Hoa . Giao chi trông giống như  một miếng vằn thắn, nhân thịt và rau, hoặc tôm gói trong một miếng giấy làm bằng bột. Tại các vùng Thượng Hải, Hàng Châu và Tô Châu, nguời ta dùng thêm lòng đỏ trứng làm miếng giao chi đổi sang mầu vàng, trông giống như môt thoi vàng. Lại có tục bỏ một đồng tiền trong một miếng giao chi, người nào gắp được miếng giao chi đó thì năm tới may mắn phát tài cả năm. Tục này có từ đời nhà Tống, và tới nay còn thịnh hành tại miền Bắc Trung Quốc.

Ngày Tết người Đông Á có tục cho con cháu tiền mừng tuổi, để trong một phong bì đỏ mầu đỏ. Phong bì đỏ này người trung quốc gọi là 紅  包, hồng bao, và họ tin rằng đó là điều ước mong con cháu khỏe mạnh học hành tiến tới suốt năm. Tục dùng hồng bao ngày tết, theo nhiều ngưòi cho biết  xuất xứ từ giai thoại dưới đây.

Ngày xưa, có một con yêu tinh, tên là Tuế, hàng năm cứ đến đêm trừ tịch lại hiện ra làm hại dân chúng. Yêu tinh chờ cho trẻ em ngủ say mới hiện ra, mặc áo toàn đen, chỉ để hở đôi bàn tay và cái mặt trắng, vào từng nhà sờ đầu nạn nhân. Nạn nhân đều là bọn trẻ, sợ hãi khóc ré lên, phát sốt thật cao, rồi nói mê nói xảng. Đến khi hết sốt, đứa bé  thành ra khùng khùng. Rồi tới một lần, có một em nhỏ chơi với một tờ giấy đỏ và tám đồng tiền, hết gói lại rồi mở ra cho tới lúc ngử gục, miếng giấy đỏ và tám đồng tiền còn bên gối. Bỗng có một cơn gió mạnh, làm cữa bật mở, ngọn đèn tắt phụt. Yêu tinh Tuế hiện ra bên giường, đưa tay sờ đầu em nhỏ, nhưng bất thình lình có một tia sáng từ tờ giấy đỏ bên gối em nhỏ vụt sáng, Yêu tinh sợ hãi biến mất. Từ đó thành tục, đêm ba mươi tết, trẻ em được thức cùng cha mẹ đón giao thừa, được mừng tuổi một túi hồng bao để trừ tà rồi mới đi ngủ.

Vẽ cá là một ngành hội họa cổ điển của Trung Quốc.  Tranh dân gian Trung Quốc vào dịp tết cũng có nhiều bức vẽ cá, bởi chữ 魚, ngư nghĩa là cá, đọc gần giống chữ 餘  nghĩa là nhiều.


Hình 44. Liên Niên Hữu Dư
Bức tranh con cá ngày tết vẽ một em nhỏ tay cầm một bông sen tay ôm con cá mang ý nghĩa lời mong ước: 連  年 有  餘, liên niên hũu dư, nghĩa là năm này liền năm tới được sống dư dật, bởi chữ liên 蓮 liên nghĩa là hoa sen đồng âm với chữ liên 連 là liền và hình con cá gợi lên chữ 魚 ngư đồng âm với chữ chữ 餘 dư. Gỡ cá mời khách ngày tết, người ta thường  để lại xương cá nguyên vẹn,  liền với đầu cá và đưôi cá, vì đó là điềm gia chủ làm ăn hanh thông, đầu xuôi đuôi lọt cả năm.


Hình 45. Cá Vàng.
Có nhiều người thích nuôi cá vàng. Tiếng Trung Quốc gọi cá vàng là 金  魚, kim ngư. Vì chữ ngư 魚 đông âm vói chữ  餘, nên con cá vàng tiêu biểu cho sự giầu có đến mức trong nhà có dư vàng. Tranh dân gian ngày tết vẽ một em nhỏ, tay cầm cành hoa sen bơi cùng đàn cá vàng là một bức tranh đưọc nhiều người ưa chuộng. Bông sen còn đọc là  荷 trong tiếng Trung Hoa rất gần vói chữ 和 hoà, nên  toàn bộ bức tranh nói lên lời chúc tụng có dư vàng trong nhà, có thêm con, lại có sự hoà hợp cả năm>. Chữ ngư 魚, trong tiếng Trung Quốc còn đồng âm với chữ 玉 ngọc. Thế nên một bầy cá vàng gợi lên ý chúc tụng 金 玉  滿  堂, kim ngọc mãn đương, nghĩa là vàng ngọc đầy nhà.

Gần đây, tại nhiều cửa hàng Trung Quốc, thường bày một con mèo  vàng, dơ một tay lên đu đưa như chèo mới khách qua lại vào tiệm mua hàng. Con mèo này có tên là 招 財  貓,  chiêu tài miêu, có nghĩa con mèo chiêu khách. Con mèo này nguyên gốc của người Nhật Bản, nhưng trở thành một hình ảnh của một thương quán thịnh vương ở Trung Quốc cũng như khắp cõi đông Á.


Warning: compact(): Undefined variable $pagination in /home/truyen-thongorg-13259/public_html/prod/wp-content/themes/cheerup/loop.php on line 27

Warning: compact(): Undefined variable $pagination_type in /home/truyen-thongorg-13259/public_html/prod/wp-content/themes/cheerup/loop.php on line 27